Giải pháp xử lý rác thải nhựa phòng dịch Covid-19

UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1351/UBND-KGVX ngày 15-4-2020 gửi các sở: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng và UBND các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường quản lý chất thải trong phòng. Đặc biệt là xử lý rác thải nhựa để chống dịch Covid-19. Hãy đọc bài viết dưới đây để biết được tác hại và mình nên làm gì để giúp mình, giúp đất nước bảo vệ môi trường sống và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 nhé.

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa ( tiếng anh – plastic waste) là những chất thải không được phân hủy trong nhiều môi trường, phần lớn là nhựa PE.

rac-thai-nhua

Tình hình rác thải nhựa hiện nay

Thống kê rác thải nhựa trên thế giới

Theo Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc năm 2018: Mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói.

rac-thai-nhua-tren-the-gioi

Thống kê rác thải nhựa ở việt nam

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, năm 2015, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ khoảng 5 triệu tấn nhựa. Khoảng 80% nguyên liệu nhập khẩu sử dụng từ nhựa phế liệu. Chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh. Từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 41kg/năm/người vào năm 2015.

Thống kê của Bộ TN&MT cũng cho thấy, mỗi ngày Hà Nội thải ra 4.000 – 5.000 tấn rác. Trong đó rác thải ni lông chiếm 7 – 8%, chỉ tính riêng 2 TP lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon/ngày. Đáng chú ý, lượng chất thải nhựa và túi ni lông của cả nước chiếm khoảng 8 – 12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa “ô nhiễm trắng”.

rac-thai-nhua-o-viet-nam

Rác thải nhựa bao gồm những gì?

  • Bao gồm nhiều loại chai lọ, túi đựng hay đồ chơi cũ…
  • Chất thải ni lông gồm các bao bì bằng nhựa polyethylene (PE) sau khi sử dụng trở thành rác thải.
  • Trong rác thải sinh hoạt còn có các loại nhựa khác cũng có chứa các loại nhựa phế thải.
  • Rác thải ni lông thực chất là một hỗn hợp nhựa, trong đó chiếm phần lớn là nhựa PE.

rac-thai-nhua-gom-nhung-gi

Nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa

Chất thải nhựa sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người. Hàng ngày chất thải nhựa sinh hoạt ở các đô thị được phát sinh từ các nguồn sau:

  • Chất thải sinh hoạt của dân cư, khách vãng lai, du lịch,…: Thực phẩm dư thừa nilon, nhựa, chai nước nhựa, các chất thải nguy hại…
  • Chất thải nhựa từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, khu văn hoá,…

nguon-goc-phat-sinh-rac-thai-nhua

  • Chất thải nhựa sinh hoạt từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học,…
  • Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong các công trình xây dựng, cải tạo và nâng cấp,…
  • Chất thải nhựa sinh hoạt của công nhân trong nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp,…

Những chất thải này nếu không được xử lý sẽ  gây ô nhiễm môi trường và rất khó khăn trong việc xử lý nước thải.

Rác thải nhựa dùng một lần là gì?

Rác thải nhựa dùng một lần là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản xuất ra với mục đích chỉ dùng 1 lần rồi vứt bỏ. Đó có thể là cốc nhựa, thìa nhựa, nĩa nhựa, hộp xốp,… dùng 1 lần phục vụ quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người.

rac-thai-nhua-dung-1-lan

Theo báo Môi trường & Đô thị đưa tin, trong tổng số các loại rác thải thải ra môi trường thì có hơn 50% là từ đồ nhựa dùng 1 lần. Và con số này đang không ngừng tăng lên mỗi ngày.

Bởi đồ nhựa dùng 1 lần rất tiện ích với cuộc sống bận rộn vì tính nhanh, gọn, nhẹ, sau khi sử dụng chúng ta không cần mất công chùi rửa. Thế nhưng sự tiện lợi này đi kèm với nguy hại cực lớn cho môi trường và cả sức khỏe của chính chúng ta.

Ô nhiễm rác thải nhựa – ô nhiễm trắng ?

Ô nhiễm rác thải nhựa là gì?

Ô nhiễm rác thải nhựa (ô nhiễm chất dẻo) là hiện tượng tích tụ các đồ nhựa trong môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, sức khỏe con người và động vật.

Rác thải nhựa đang là hiểm họa môi trường toàn cầu. Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải gây ra.

o-nhiem-trang

Ô nhiễm trắng

Đây là cụm từ được các nhà khoa học dùng để gọi tên loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường. Nếu sau khi sử dụng túi nilon con người xử lý không đúng cách mà thải ra môi trường thì sẽ gây ra ô nhiễm trắng.

Rác thải nhựa nguy hiểm như thế nào?

Ô nhiễm rác thải nhựa ảnh hưởng đến con người

Theo các nghiên cứu khoa học, những vật dụng làm từ nhựa có giá thành rẻ, được ưa dùng như thìa, ống hút, hộp đựng thức ăn… Lại chính là thủ phạm chính hàng ngày đưa các chất độc hại vào cơ thể. Nguyên nhân do nhựa sẽ dễ dàng tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 – 800 độ C và có thể nhiễm vào thực phẩm. Chất độc từ nhựa nhiễm trong thức ăn khi chúng ta sử dụng tích lũy lâu ngày sẽ gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm. Đặc biệt có thể gây rối loạn giới tính và vô sinh ở trẻ em.

rac-thai-nhua-anh-huong-den-con-nguoi

Ô nhiễm rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường

Tác hại mà chúng gây ra cho môi trường cũng không hề nhỏ. Cụ thể:

  • Rác thải nhựa rất khó bị phân huỷ trong môi trường tự nhiên. Mỗi loại chất nhựa có số năm phân huỷ khác nhau với thời gian rất dài, hàng trăm năm có khi tới hàng nghìn năm.
  • Các loài động vật khi ăn phải rác thải nhựa có thể chết, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng, gây mất cân bằng sinh thái.

rac-thai-nhua-anh-huong-den-moi-truong

  • Rác thải nhựa không được xử lý đúng cách sẽ làm ô nhiễm không khí và môi trường nước:
    • Khi đốt, sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí. Gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, làm giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư,…
    • Khi chôn lấp, sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất. Gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Làm ô nhiễm nguồn nước. Gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất.
  • Gây ra tình trạng “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch, ảnh hưởng đến không gian nghỉ ngơi và thư giãn của con người…

Thực trạng xử lý rác thải nhựa tại Việt Nam

Tính đến năm 2020, theo báo cáo sẽ có khoảng 80% rác thải được xử lý theo công nghệ phân loại, tái chế. Phần rác thải xử lý chủ yếu ở khu đô thị và một phần rác thải ở nông thôn.

Việc xử lý, tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam còn nhiều yếu kém, lạc hậu và có nhiều hạn chế khi có đến 90% được xử lý theo cách chôn, lấp, đốt và chỉ có 10% còn lại là được tái chế (Theo ông Đặng Huy Đông – Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong khi việc xử lý theo cách chôn, lấp, đốt có rất nhiều nhược điểm, gây hại cho môi trường, con người.

viet-nam-xu-ly-rac-thai-nhua

Lĩnh vực xử lý và tái chế chất thải nhựa ở nước ta chưa phát triển, quy mô còn nhỏ lẻ, diễn ra chủ yếu ở một số doanh nghiệp nhỏ. Những đơn vị này có vốn đầu tư hạn chế, công nghệ đã lỗi thời, thiếu kế hoạch… nên hiệu quả chưa có.
Cùng với đó, người dân thiếu ý thức trong việc phân loại rác thải ngay tại nguồn gây nhiều khó khăn cho phân loại, xử lý và tái chế. Như trong 3.000 tấn rác đem đi tái chế ở thành phố Hồ Chí Minh thì chỉ thu được 50 – 60 tấn nhựa tái sinh chất lượng thấp (Theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam).

Giải pháp xử lý rác thải nhựa phòng chống dịch covid-19

Cùng với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang nỗ lực để loại bỏ ô nhiễm do rác thải nhựa gây ra. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm 65% số lượng túi nilon phân hủy dùng tại các siêu thị và các trung tâm thương mại lớn.

Các doanh nghiệp, tổ chức hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp, tổ chức kêu gọi. Và hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa bằng rất nhiều cách như:

  • Đẩy mạnh khâu tuyên truyền và thuyết phục người dân hạn chế dùng đồ nhựa. Đặc biệt là đồ nhựa một lần.
  • Khuyến khích sử dụng đồ dùng nhiều lần, đồ có nguồn gốc thiên nhiên như tre, sậy, lá chuối thay thế cho đồ nhựa
  • Kêu gọi người dân vất rác đúng nơi quy định, chủ động phân loại rác ngay từ nguồn.
  • Phát động phong trào kêu gọi người dân chung tay dọn rác.
  • Sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế cho nhựa…

Các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám

  • Thay túi đựng nhựa, file kẹp tài liệu bệnh án nhựa, hồ sơ tại văn phòng nhựa bằng giấy.
  • Túi đựng thuốc nilon bằng túi giấy.
  • Sử dụng ly uống nước cho CBNV y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bằng cốc giấy.
  • Không sử dụng nước uống đóng chai nhựa (thể tích 330ml-500ml) trong văn phòng và khi tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo). Sử dụng bình đựng nước thể tích lớn (>20 lít), sử dụng các vật dụng chứa đựng dùng nhiều lần như cốc thủy tinh, bình đựng nước bằng thủy tinh, cốc giấy, hoặc các vật liệu khác thân thiện với môi trường.
  • Tuyền truyền đến toàn thể CBNV y tế, CBNV văn phòng, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân giảm thiểu sử dụng chất thải nhựa. Bằng các ấn phẩm dán tại bệnh viện, văn phòng, khu vực chứa đựng và phân rác thải.

Cách xử lý rác thải nhựa tại nhà

Phương châm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ. ” Nhà nhà hạn chế rác thải nhựa, người người phòng chống ô nhiễm rác thải. Xã hội tiến đến nói không với rác thải nhựa. Phấn đấu đến năm 2021 các cửa hàng, chợ, siêu thị ở đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”.

Mỗi cá nhân nên :

Giảm thiểu sử dụng

Thay đổi thói quen sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa. Tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi làm từ chất liệu tự nhiên, ống hút tre. Hay các loại đồ dùng có thể tái sử dụng nhiều lần. Hạn chế sử dụng các vật dụng làm từ nhựa, từ đó giảm lượng rác thải ra môi trường là việc làm cấp thiết. Góp phần giữ gìn môi trường, xây dựng xã hội văn minh, thân thiện.

Không sử dụng rác thải nhựa 1 lần

xu-ly-nuoc-thai-nhua1

Thành phố Hà Nội yêu cầu 100% đơn vị, cơ quan, tổ chức. Đoàn thể trực thuộc thành phố không sử dụng túi nilon khó phân hủy. Hay các sản phẩm nhựa dùng một lần, thực hiện từ tháng 11-2019.

Xây dựng ý tưởng tái chế rác thải nhựa

Hiện nay có rất nhiều ý tưởng tái chế từ học sinh, sinh viên, nhân viên…

  • Tái sử dụng lại các loại chai lọ: làm hộp đựng bút, chậu cây nhỏ, đồ chơi cho bé
  • Thay đổi thói quen sử dụng ống hút nhựa: hạn chế tối đa sử dụng ống hút nhựa. Thay thế bằng ống hút tre, inox, thủy tinh…
  • Sử dụng các dụng cụ ăn uống bằng gỗ (đũa, thìa, muỗng..)
  • Sử dụng bình thủy tinh đựng nước
  • Nên dùng bát ăn bằng sứ thay vì bát nhựa
  • Tự “handmade” những hộp đựng bút bằng giấy
  • Thay thế chổi nhựa bằng các loại chổi có nguồn gốc thiên nhiên khác…

Trên đây là 1 số ý tưởng đơn giản góp phần giảm lượng rác thải nhựa. Nhằm bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cả thế hệ sau. Những hành động tuy nhỏ nhưng thiết thực và có tác dụng vô cùng lớn. Vì thế mỗi cá nhân hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống từ ngay hôm nay nhé!