Nhu cầu tiêu thụ các loại thực phẩm từ ngành chế biến thủy sản, hải sản ngày một tăng cao. Kéo theo đó là các doanh nghiệp chế biến thủy sản mọc lên ngày càng nhiều khiến cho lượng nước thải, bùn thải chế biến thủy sản đổ ra môi trường rất lớn. Lượng bùn thải chế biến thủy sản này sẽ trực tiếp gây ô nhiễm đến môi trường. Ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, sức khỏe của chúng ta. Vì thế mà vấn đề vận chuyển & xử lý bùn thải tại các nhà máy chế biến thủy sản đang được quan tâm rất lớn.
Đặc điểm bùn thải thủy sản
Bùn thải thủy sản là sản phẩm sau cùng trong quy trình xử lý nước thải ở nhà máy chế biến thủy sản. Đang là nguồn thải ra môi trường với số lượng ngày càng gia tăng. Chiếm 10% tổng lượng nước thải trong hệ thống xử lý chất thải của nhà máy chế biến thủy sản.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (2015) năm 2012 cả nước có hơn 429 nhà máy chế biến thủy sản. Nếu trung bình một nhà máy thải ra 2 tấn bùn/ngày thì lượng bùn thải ước tính cả nước là 858 tấn/ngày.
Đặc trưng
Ô nhiễm do nước thải, bùn thải tại các cơ sở chế biến thủy sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:
Nước thải sản xuất
Sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng. Và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia,…).
Nước thải sinh hoạt
Sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.
Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải chế biến thủy sản:
STT | CHỈ TIÊU | ĐƠN VỊ | GIÁ TRỊ | QCVN 11:2008 |
1 | PH | 6 – 8 | 5,5 -9 | |
2 | COD | mg/l | 1500 – 2800 | 80 |
3 | BOD | mg/l | 1000 – 1800 | 50 |
4 | TSS | mg/l | 388 – 452 | 100 |
5 | Dầu mỡ ĐTV | mg/l | 150 – 250 | 20 |
6 | Nito tổng | mg/l | 120 – 160 | 60 |
7 | Photpho tổng | mg/l | 6 – 10 | |
8 | Tổng Coliform | mg/l | 104-105 |
Như vậy nước thải chế biến thủy sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao. Vì thế phải tìm ra công nghệ xử lý nước thải phù hợp nhất.
Tác hại khi xả nước thải, bùn thải chế biến thủy sản ra môi trường
Ảnh hưởng rất xấu đến sự sống của các loài thủy sinh
Hải sản là chứa rất nhiều chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật, thành phần chủ yếu trong nước thải là chất béo và protein. Riêng chất béo sẽ rất khó bị phân hủy bởi các loại vi sinh vật. Khi xả vào môi trường nước sẽ gây hiện tượng suy giảm nồng độ oxy hòa tan. Nếu lượng oxy hòa tan này có nồng độ dưới 50% sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự sống của các loài thủy sinh như tôm, cá. Lượng oxy hòa tan sụt giảm sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước và gây suy thoái tài nguyên thủy sản.
Trong nước thải thủy sản – hải sản có chứa amonia rất có hại cho các loài tôm cá. Cho dù với nồng độ rất nhỏ cũng có thể làm chết tôm cá (1,2-3mg/l; tiêu chuẩn của nước thải nuôi trồng thủy sản là amonia không được vượt quá 1mg/l).
Gây ra hiện tượng thiếu oxy trong nước
Ngoài ra, các chất rắn lơ lửng trong nước thải sẽ gây hiện tượng nước đục. Hạn chế lượng ánh sáng chiếu xuống tấng nước sâu dẫn đến làm giảm quá trình quang hợp của các loài rêu, tảo. Chất rắn lơ lửng còn làm ảnh hưởng đến mặt cảm quan như làm tăng độ đục của nước, cản trợ lưu thông nước, gây bồi lắng… Nồng độ của các chất ni tơ và photpho tăng cao đến quá giới hạn cho phép. Sẽ làm các loại tảo chết và phân hủy dẫn đến hiện tượng thiếu oxy trong nước.
Tất cả các vấn đề nêu trên đều ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái thủy sinh, chất lượng nước sạch…
Chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh cho con người
Ngoài ra trong nước thải này còn chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh cho con người. Đặc biệt là bệnh tiêu chảy, bệnh lị, các loại ấu trùng giun sán có trong nước thải. Nếu không được xử lý sẽ gây lây nhiễm và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Theo các nghiên cứu. Bùn thải này có hàm lượng chất hữu cơ cao được phép quản lý, xả thải như nguồn chất thải thường. Tuy nhiên, nếu lượng thải ra ngày càng nhiều. Không có phương án xử lý bùn thải hợp lý và kịp thời. Về lâu dài sẽ gây hại đến môi trường đất, nước và sức khỏe cộng đồng.
Quy định nhà nước về thu gom & xử lý bùn thải chế biến thủy sản
Ngày 25/10/2013, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2014. Kèm theo thông tư này là 04 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Trong đó cóQCVN 50:2013/BTNMT (QCVN 50). Quy chuẩn này được áp dụng thay thế QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại. Theo đó, bùn thải từ xử lý nước thải chế biến thủy sản không thuộc danh mục chất thải nguy hại.
Do đó, bùn thải từ nhà máy chế biến thủy sản cần được phân định tính chất nguy hại theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước (QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại) để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định.
Trường hợp không có thay đổi về công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, hóa chất đầu vào của quá trình sản xuất hoặc thay đổi liên quan đến quá trình phát sinh chất thải. Thì việc phân định chỉ thực hiện một lần, không phải thực hiện lại.
Giải pháp vận chuyển & xử lý bùn thải chế biến thủy sản
Hàm lượng dưỡng chất đa lượng N,P,K của hai nguồn bùn thải đều ở mức khá giàu, giá trị vi lượng và kim loại nặng đều dưới ngưỡng gây hại. Thành phần vi sinh vật Salmonella đều phù hợp để nghiên cứu tái sử dụng. Nguồn chất thải này có thể sử dụng trực tiếp cho nhiều mục đích khác nhau. Như làm thức ăn cho gia cầm, phân hữu cơ, giá thể nhân mật số vi sinh vật có lợi. Và còn có thể làm chế phẩm sinh học phục vụ cho nông nghiệp.
Xử lý bùn thải thủy sản bằng phương pháp làm phân compost
Đây là phương pháp ít tốn chi phí xử lý nhiều nhất, an toàn thân thiện với môi trường và mang tính ổn định dài lâu.
Phân được ủ từ bùn thải của nhà máy chế biến thuỷ sản có độ pH đạt 6,49- 6,79. Độ dẫn điện EC từ 0,92 đến 1,28 mS/cm. Khối lượng ủ giảm 37-46,3%. Hàm lượng các bon hữu cơ khá cao (33,55-42,61% C).
Hàm lượng đạm tổng số, lân tổng số và K tổng số sau 49 ngày ủ đạt mức cao với các giá trị lần lượt là 2,06-3,13% N, 6,32-9,47% P2O5, 2,57-3,02% K2O. Tỉ lệ C/N sau ủ rất phù hợp với giá trị dao động 16,9-18,441. Mật số vi sinh vật Salmonella và E.coli đều không phát hiện (TC Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Kỳ 1 – Tháng 3/2017).
Thành phần vật liệu ủ phân bao gồm bùn hoạt tính, vật liệu hữu cơ như rơm… cùng với các hỗn hợp khác được phối trộn với những tỉ lệ vật liệu C/N từ 25/1, 30/1, 35/1. Để tạo thành phẩm phân ủ tốt.
Trong quá trình ủ nên sử dụng kết hợp 2 sản phẩm Microbe-Lift IND và Microbe-Lift OC. Là dòng sản phẩm chứa tổ hợp vi sinh dạng lỏng gấp 5 – 10 lần vi sinh thông thường. Tăng khả năng phân huỷ sinh học. Đồng thời kiểm soát mùi phát sinh trong quá trình ủ phân này.
Tuy nhiên, ẩm độ ban đầu của loại bùn thải này tương đối cao nên cần được xử lý. Có thể bằng biện pháp sử dụng máy ép bùn để làm giảm ẩm độ hoặc phối trộn thêm với các nguồn vật liệu có ẩm độ thấp để có ẩm độ phù hợp. Trong quá trình sử dụng làm phân bón hữu cơ cần khảo sát tỉ lệ phối trộn phù hợp để có thể sản xuất phân hữu cơ đạt chất lượng theo tiêu chuẩn ngành.
Đơn vị vận chuyển & xử lý bùn thải chế biến thủy sản uy tín tại Hà Nội
Hiện tại, các đơn vị chế biến thủy sản tại Hà Nội vẫn chưa có nhân sự và điều kiện để tự xử lý được. Vì vậy mà sử dụng dịch vụ vận chuyển và xử lý bùn thải tại những công ty chuyên nghiệp như công ty Dịch Vụ Vệ Sinh Môi Trường Số 1 tại Hà Nội là giải pháp tối ưu nhất.
Chúng tôi có kinh nghiệm trên 5 năm trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp. Đặc biệt là lĩnh vực xử lý bùn thải công nghiệp không nguy hại, với đội xe chuyên dụng, đôi ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động. Môi Trường Việt Nam luôn cố gắng phát triển mang lại những lợi ích nhiều nhất cho khách hàng.
Hotline tư vấn miễn phí : 0963 31 31 81