Ngành công nghiệp Thực phẩm Việt Nam đang dần phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc ra đời, hình thành các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, sản xuất trên cả nước ngày càng nhiều. Và một điều tất yếu, khi những cơ sở sản xuất này ra đời sẽ gây tác động xấu đến môi trường nếu thải nước thải, bùn thải thực phẩm chưa qua xử lý ra môi trường. Do đó, xử lý nước thải, bùn thải thực phẩm là vấn đề cần thiết hiện nay.
Đặc điềm bùn thải thực phẩm
Như chúng ta đã biết, ngành chế biến thực phẩm là một trong những ngành phổ biến và rộng lớn nhất hiện nay. Ngành chế biến thực phẩm là ngành rất đa dạng và phong phú về công nghệ sản xuất cũng như chủng loại sản phẩm…Chúng ta có thể kể đến 1 số loại như: chế biến nông sản, chế biến sữa, sản xuất dầu ăn, nước uống, bia… Đây là các loại nước thải có độ nhớt, loãng cao, bùn cặn rất ít. Do đó nó khó xử lý hơn các loại bùn thải khác.
Nguồn gốc
Xử lý nước thải thực phẩm là xử lý nước thải từ các nguồn sau:
- Nước thải phát sinh hoạt động vệ sinh của công nhân viên, từ khu nấu ăn…
- Nước thải sản xuất từ quá trình sơ chế, rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc, thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng…
- Do đặc thù của ngành sản xuất thực phẩm rất đa dạng về thành phần nguyên liệu đầu vào nên tính chất nước thải cũng rất đa dạng.
Thành phần và tính chất
- Chứa hàm lượng Nito, Phospho cao
- Với những nguyên liệu là động vật , nước thải chứa hàm lượng protein, chất béo, và dầu mỡ cao
- Nồng độ các thành phân TSS, BOD, COD, vi khuẩn khá cao
- Một số loại nước thải thực phẩm có chứa độ mặn, màu, tinh bột..
- Chứa chủ yếu các thành phần hữu cơ và ít các chất độc hại
TT | Thông số | Đơn vị | Giá trị đầu vào | QCVN 40:2011/BTNMT | |
Cột A | Cột B | ||||
1 | PH | – | 6,5 – 8,5 | 6 – 9 | 5,5 – 9 |
2 | BOD5 | mg/l | 700 – 1500 | 30 | 50 |
3 | COD | mg/l | 1000 – 2500 | 75 | 150 |
4 | TSS | mg/l | 350 – 700 | 50 | 100 |
5 | Tổng Nitơ | mg/l | 100 – 250 | 20 | 40 |
6 | Tổng Photpho | mg/l mg/l | 10 – 50 | 4 | 6 |
7 | Dầu mỡ | 50 – 200 | 5 | 10 | |
8 | Tổng Coliform | MPN/100ml | 104– 105 | 3.000 | 5.000 |
Nhu cầu xử lý bùn thải ngành thực phẩm là rất cần thiết
Nhìn chung, tất cả các nhà máy sản xuất ngành thực phẩm đều thải ra môi trường 1 lượng nước thải vô cùng lớn, liên tục. Các loại chất lỏng này có nhiều nồng độ khác nhau. Do đó để xử lý được lượng bùn thải này các nhà đầu tư phải có biện pháp xử lý bùn thải thực phẩm là cần thiết.
Giải pháp xử lý bùn thải thực phẩm
Theo như đánh giá chung của các chuyên gia xử lý bùn thải: bùn do hoạt động sản xuất thực phẩm là loại bùn cực kì khó xử lý, chi phí xử lý loại bùn thải này rất cao. Vậy chúng ta nên lựa chọn giải pháp nào để xử lý bùn thực phẩm.
Giải pháp xử lý bùn thực phẩm bằng máy ép bùn khung bản là lựa chọn hàng đầu cho các nhà đầu tư hiện nay.
Máy ép bùn trục vít xử lý bùn thải thực phẩm
Trong tất cả các dòng máy ép bùn hiện nay, máy ép bùn trục vít đa đĩa được coi là thiết bị máy ép bùn phù hợp nhất để ép bùn thải ngành thực phẩm. Độ ẩm bùn sau khi ép đạt từ 7- – 80% (Tùy thuộc vào tính chất từng loại bùn).
Với những ưu điểm nổi trội, máy ép bùn chính là lựa chọn tốt nhất để xử lý bùn ngành thực phẩm. Hiện nay chúng tôi đã cũng cấp máy ép bùn này cho các công ty hoạt động trong ngành sản xuất thực phẩm như: Nước mắm chinsu, dầu thức ăn Tường An…
Máy ép bùn trục vít được nghiên cứu và sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay, thiết bị có thiết kế khá nhỏ gọn, dễ dàng vệ sinh, bảo hành.
Phương pháp khí hóa sinh khối bùn thải
Theo nghiên cứu trong bùn thải có chứa ít nhất 60.000 độc chất và các hợp chất hóa học khác bao gồm các chất như các hợp chất Clo thuốc trừ sâu kim loại nặng, vi khuẩn vi rút và động vật nguyên sinh …
Tuy nhiên, bên cạnh đó bùn thải thực phẩm cũng được xem như là thành phần chứa một lượng chất dinh dưỡng cao và một khối năng lượng khổng lồ, theo nghiên cứu trong bùn thải có chứa một năng lượng bằng 10 lần số năng lượng cần thiết để xử lý nó.
Vì vậy, chúng ta có thể tận dụng năng lượng sẵn có trong nước bùn thải để thu hồi năng lượng từ bùn “biến chất thải thành năng lượng phục vụ cho công nghệ xử lý” một trong những phương pháp được áp dụng thành công là phương pháp khí hóa sinh khối bùn thải.
Ưu điểm của phương pháp này là khi năng lượng được tái tạo. Bùn thải có thể được tích tụ vào hệ thống xử lý nước thải làm cho các nhà máy xử lý nước thải trở thành mạng lưới xuất khẩu năng lượng tái tạo. Thay vì sử dụng điện năng từ các nhà máy cung cấp điện như hiện nay.
Xử lý bùn thải thực phẩm theo phương pháp sinh học
Bùn thải thực phẩm gồm nhiều chất hữu cơ có giá trị dinh dưỡng rất cao mà phân hữu cơ thông thường không có. Việc xử lý theo phương pháp sinh học (ủ compost – sử dụng vi sinh vật có ích làm tác nhân sinh học) không chỉ đạt hiệu quả cao, rút ngắn thời gian ủ, hạn chế ô nhiễm môi trường mà sản phẩm tạo thành sau khi xử lý còn có thể sử dụng như nguồn phân bón có chất lượng.
Bùn lắng từ hệ thống xử lý nước thải ở các nhà máy chế biến thực phẩm được thu gom và xử lý bằng phương pháp ủ compost hiếu khí đã được nghiên cứu. Thí nghiệm có ba nghiệm thức là C/N=25/1, C/N=30/1 và C/N=35/1 với ba lần lặp lại. Quá trình ủ hiếu khí để khối ủ thành thục khoảng 28 ngày, nhiệt độ của các khối ủ từ 29 – 44,1oC; lượng nitơ hữu cơ là 2,83 – 3,5 %N và lượng lân tổng số là 1,68 – 2,1 %P2O5. Thời gian ủ hiếu khí ngắn và phân hữu cơ sau ủ có thể được dùng cho sản xuất nông nghiệp. Nghiệm thức C/N=30/1 là thích hợp để ứng dụng vào xử lý bùn thải hữu cơ. Phân ủ đạt tiêu chuẩn phân bón hữu cơ theo Nghị định 84/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Phương pháp chôn lấp – ủ đống
Đây được là phương pháp truyền thống đơn giản và được sử dụng nhiều nhất từ trước tới nay. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh đối với bùn thô và tái sử dụng trong nông, lâm nghiệp. Trong đó, tái sử dụng là giải pháp được khuyến khích bởi nhiều loại bùn thải có thể sản xuất thành phân bón hoặc thức ăn cho gia súc.
Tuy nhiên với tính chất của bùn thải thực phẩm thì phương pháp chôn lấp trực tiếp, chưa qua xử lý sẽ không loại bỏ hết các vi khuẩn có hại.
THAM KHẢO : CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ BÙN THẢI