Ngày nay, công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí ngày càng được sử dụng nhiều. Quá trình xử lý diễn ra chủ yếu dựa vào vi khuẩn kỵ khí. Vậy vi khuẩn kỵ khí là gì? Chúng có mấy nhóm và đặc điểm ra sao? Hãy đọc nội dung dưới đây của công ty Vệ sinh Môi Trường Số 1 Hà Nội để có câu trả lời nhé !
Đặc điểm vi khuẩn kỵ khí
Vi khuẩn kỵ khí là gì?
Vi khuẩn kỵ khí là loại vi khuẩn sống trong môi trường không có oxy, chúng có thể sinh trưởng và phát triển không cần oxy. Thậm chí nếu có sự xuất hiện của oxy sẽ làm cho vi khuẩn bị bất hoạt hay chết. Vi khuẩn kỵ khí chủ yếu được sử dụng trong các nhà máy xử lý mới, trong môi trường kỵ khí.
Phân loại các nhóm vi khuẩn kỵ khí
Vi khuẩn kỵ khí được phân chia làm 2 nhóm lớn là gram âm và gram dương, bên cạnh đó chúng còn được phân loại theo hình dạng trực khuẩn hay cầu khuẩn
Cầu khuẩn kỵ khí Gram âm
Các dạng cầu khuẩn Gram âm thường gặp như:
- Veillonella: thường có trong các nhiễm trùng hỗn hợp
- Neisseria gonorrhoeae: là vi khuẩn gây lên bệnh lậu, có thể lây truyền qua đường tình dục
- Neisseria meningitidis: là vi khuẩn gây bệnh viêm màng lão, một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng
Cầu khuẩn kỵ khí Gram dương
Cầu khuẩn kỵ khí Gram dương dạng Peptostreptococcus là loại thường gặp nhất, chúng có dạng cầu. Thường được tìm thấy trong miệng, đường tiêu hóa, hô hấp. Chúng có thể làm nhiễm trùng đường hô hấp, gây nhiễm trùng da, viêm phổi và viêm xoang,…
Trực khuẩn Gram âm
Trực khuẩn kỵ khí Gram âm có hình trụ dài
- Bacteroides: chúng được tìm thấy trong đường tiêu hóa, khoang miệng và gây nhiễm trùng dẫn đến viêm ruột hoại tử, áp xe
- Fusobacterium sp: thường gây nhiễm trùng vết thương, nội sọ và phổi
- Prevotella spp: là nguyên nhân nhiễm trùng bên trong ổ bụng, phụ khóa và các mô mềm
- Porphyromonas: không sinh ra bào tử và thường gây viêm phổi
Trực khuẩn Gram dương
Một số trực khuẩn Gram âm thường gặp như:
- Clostridium: chúng chiếm đến 10% tổng ca nhiễm trùng do vi khuẩn thuộc nhóm kỵ khí. Có thể gây ra nhiều loại nhiễm trùng khác nhau như viêm ruột, ngộ độc thực phẩm
- Actinomyces: gây nhiễm trùng phổ biến ở cổ, ngực
- Cutibacterium (tên gọi trước đây là Propionibacterium): nhiễm trùng do dị vật, mụn trứng cá thông thường.
Vi khuẩn kỵ khí trong xử lý nước thải
Ở môi trường không có oxy, sinh vật kỵ khí phân giải các chất thải thành CH4, N2, CO2, H2,… Trong đó, khí metan chiếm tới 90%. Quá trình kỵ khí được áp dụng xử lý chất thải công nghiệp có hàm lượng BOD, COD cao. Thông thường quá trình kỵ khí tại Việt Nam là bể UASB, xử lý với dòng chảy ngược.
Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Vi sinh kỵ khí khi xử lý ít tạo ra bùn
- Ít tiêu tốn năng lượng điện
- Hệ thống hoạt động ổn định
- Ít nhạy cảm với kim loại nặng
- Khí metan là nguồn năng lượng cho vi khuẩn, giúp duy trì nhiệt cho quá trình phân hủy kỵ khí
- Chịu tải COD, BOD, TSS cao.
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp với chất thải chứa COD cao
- Quá trình vận hành phức tạp, đòi hỏi phải cao kỹ thuật cao
- Thời gian để nuôi cấp vi sinh thích nghi lâu, từ 30-50 ngày
- Chi phí xây dựng cao
Thông số bể kỵ khí
+ Độ pH: từ 6,6 đến 7,6
+ Không nên để lượng bùn vượt quá 60% diện tích bể
+ Hạn chế sự tồn tại của cặn bùn lơ lửng
+ Bể kỵ khí không thể xử lý được nước thải có nồng độ muối và các chất độc hại quá cao
+ Lượng dung dịch NaOH từ 5 đến 10%
Tổng vi khuẩn kỵ khí là gì?
Tổng số vi khuẩn kỵ khí là tổng số vi sinh vật kỵ khí có lợi và hại hiện diện trong mẫu thử chỉ định. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng vi khuẩn xử lý nước thải.
Các giai đoạn vi khuẩn Kỵ khí phân hủy trong bể kỵ khí
Thủy phân
Thủy phân là bước đầu tiên trong các quá trình phân hủy yếm khí. Giai đoạn này xảy ra dưới sự tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra. Các phức chất và chất không tan (như polysaccharides, proteins, lipids) chuyển hóa thành các chất đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (như đường, các amino axit, axit béo).
Axit hóa
Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành các chất đơn giản. Axit béo dễ bay hơi, alcohols, axit lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới là sản phẩm của quá trình này. Sự hình thành các axit có thể làm pH giảm xuống 4,0.
Metan hóa
Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân hủy kỵ khí , các axit axetic, H2, CO2 và methanol chuyển hóa thành metan, CO2 và sinh khối lớn
Vi sinh AD BOOST xử lý nước thải bể kỵ khí
Vi sinh xử lý nước thải AD BOOST làm tăng hiệu suất xử lý kỵ khí, giảm chi phí vận hành. Vi sinh này giúp đẩy mạnh xử lý BOD, COD, TSS và kiểm soát được các chất gây mùi từ sự phân hủy của protein và axit béo.
Men vi sinh kỵ khí này được sử dụng trong hệ thống kỵ khí để xử lý các chất thải như, nước thải cao su, nước thải dệt nhuộm, nước thải công nghiệp, …. Các thành phần nước thải có đặc tính BOD, COD > 1000mg/L
Trên đây là toàn bộ thông tin về vi khuẩn kỵ khí, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về vi sinh hiếu khí. Nếu bạn cần tư vấn hoặc muốn mua vi sinh bể kỵ khí, vi sinh xử lý nước thải. Hãy liên hệ ngay tới hotline :
Hotline hỗ trợ miễn phí 24/7 : 0963.313.181