Nguồn gốc nước thải sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt hằng ngày. Những loại chất này luôn chứa những nồng độ gây hại đến sức khỏe con người. Như: BOD, Amoni, Photpho và Nito. Nhà nước đã ban hành quy chuẩn nước thải sinh hoạt để quản lý nước thải sinh hoạt. Nội dung quy định ra sao, hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. QUY ĐỊNH CHUNG về quy chuẩn nước thải sinh hoạt
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra môi trường. Không áp dụng quy chuẩn này đối với nước thải sinh hoạt thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.
1.2. Đối tượng áp dụng trong quy chuẩn nước thải sinh hoạt
Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt này áp dụng đối với cơ sở công cộng. Doanh trại lực lượng vũ trang, cơ sở dịch vụ, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp thải nước thải sinh hoạt ra môi trường.
1.3. Giải thích thuật ngữ trong quy chuẩn nước thải sinh hoạt
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân.
1.3.2. Nguồn 2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số nước thải ( hay thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt) là nguồn nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ.Có mục đích sử dụng xác định, nơi mà nước thải sinh hoạt thải vào
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax được tính toán như sau:
Cmax = C x K
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại Bảng 1 mục 2.2
K là hệ số tính tới quy mô, loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư quy định tại mục 2.3
Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt
Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmax trong nước thải sinh hoạt khi thải ra các nguồn nước tiếp nhận nước thải được quy định tại bảng 1
Bảng 1 – Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị C | |
A | B | |||
1 | pH | _ | 5 đến 9 | 5 đến 9 |
2 | BOD5 (20 0C) | mg/l | 30 | 50 |
3 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 | 100 |
4 | Tổng chất rắn hòa tan | mg/l | 500 | 1000 |
5 | Sunfua (tính theo H2S) | mg/l | 1 | 4 |
6 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 | 10 |
7 | Nitrat (NO3 ) (tính theo N) | mg/l | 30 | 50 |
8 | Dầu mỡ động, thực vật | mg/l | 10 | 20 |
9 | Tổng các chất hoạt động bề mặt | mg/l | 5 | 10 |
10 | Phosphat (PO43-) (tính theo P) | mg/l | 6 | 10 |
11 | Tổng Coliforms MPN Tổng Coliforms MPN | MPN/100 | 3,000 | 5,000 |
Trong đó:
– Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt)
– Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ)
2.3. Giá trị hệ số K trong quy chuẩn nước thải sinh hoạt
Tùy theo loại hình, quy mô và diện tích sử dụng của cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng, khu chung cư và khu dân cư, doanh nghiệp, giá trị hệ số K được áp dụng theo Bảng 2.
Bảng 2: Giá trị hệ số K ứng với loại hình cơ sở dịch vụ, cơ sở công cộng và chung cư
Loại hình cơ sở | Quy mô, diện tích sử dụng của cơ sở | Giá trị hệ số K |
1. Khách sạn, nhà nghỉ | Từ 50 phòng hoặc khách sạn được xếp hạng 3 sao trở lên | 1 |
Dưới 50 phòng | 1,2 | |
2. Trụ sở cơ quan, văn 1,0 phòng, trường học, cơ sở nghiên cứu | Dưới 10.000m2 | 1,2 |
3. Cửa hàng bách hóa, siêu 1,0 thị | Lớn hơn hoặc bằng 5.000m2 | 1,0 |
Dưới 5.000m2 | 1,2 | |
4. Chợ | Lớn hơn hoặc bằng 1.500m2 | 1,0 |
Dưới 1.500m2 | 1,2 | |
5. Nhà hàng ăn uống, cửa hàng thực phẩm | Lớn hơn hoặc bằng 500m2 | 1,0 |
Dưới 500m2 | 1,2 | |
6. Cơ sở sản xuất, doanh trại lực lượng vũ trang | Từ 500 người trở lên | 1,0 |
Dưới 500 người | 1,2 | |
7. Khu chung cư, khu dân cư | Từ 50 căn hộ trở lên | 1,0 |
Dưới 50 căn hộ | 1,0 |
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế:
– TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) Chất lượng nước – Xác định pH cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày(BOD5) – phương pháp cấy và pha loãng
– TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) – Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.
– TCVN 6053–1995 (ISO 9696-1992) – Chất lượng nước – Xác định hàm lượng tổng chất rắn hoà tan
– TCVN 4567-1988 – Chất lượng nước – Xác định hàm lượng gốc sunphua và sunphát.
– TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) – Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.
– TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) – Chất lượng nước – Xác định nitrat – Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.
– TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330-1988) – Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh.
– TCVN 6622 – 2000 – Chất lượng nước – Xác định chất hoạt động bề mặt. Phần 1: Xác định chất hoạt động bề mặt Anion bằng phương pháp đo phổ Metylen xanh.
– TCVN 6494-1999 – Chất lượng nước – Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hoà tan bằng sắc ký lỏng ion.
– TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) – Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và Escherichia coli giả định. Phần 1: Phương pháp màng lọc.
Phương pháp xác định tổng dầu mỡ thực hiện theo US EPA Method 1664 Extraction and gravimetry (Oil and grease and total petroleum hydrocarbons).
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Qui chuẩn này áp dụng thay thế cho TCVN 6772:2000 – Chất lượng nước – Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt trong Danh mục các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng ban hành kèm theo Quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 c ủa Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.
Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thải nước thải sinh hoạt ra môi trường tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.
Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
Trường hợp các tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.
Nguồn cung cấp thông tin :
QCVN 14 : 2008/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Môi trường và
Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành quy chuẩn 14 nước thải sinh hoạt. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mọi thắc mắc quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ hoặc gọi trực tiếp tới :
Công ty TNHH dịch vụ vệ sinh môi trường số 1 Hà Nội
Địa chỉ: Số 12, ngách 41, ngõ 199 Hồ Tùng Mậu, Quận Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 0963. 313.181
Chúng tôi luôn cam kết mang lại những sản phẩm tốt nhất tới khách hàng