Bể lọc sinh học là trong những phương pháp xử lý nước thải tối ưu và vô cùng hữu hiệu. Được áp dụng cho nhiều trong công nghệ xử lý nước thải trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy hiện nay. Chúng ta cùng tìm hiểu về bể lọc này để rõ hơn về các loại bể này cũng như ưu điểm, tác dụng của nó trong xử lý nước thải.
Tìm hiểu về bể lọc sinh học trong xử lý nước thải
Bể lọc sinh học là gì?
Bể lọc sinh học là phương pháp lọc mà nước thải sẽ được chảy qua lớp vật liệu lọc rắn và được bao bọc bởi vi sinh vật đã được sinh trưởng và phát triển trên bề mặt vật liệu lọc.
Cũng tương tự như các phương pháp xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học khác. Thì quá trình xử lý nước thải cũng được thực hiện qua quá trình phát triển sinh khối và sử dụng cơ chất làm thức ăn, quá trình này quyết định hiệu quả xử lý của nước thải.
Cấu tạo của bể lọc
Cấu tạo của bể lọc sinh học thông thường được làm từ bê tông cốt thép hoặc thép không gỉ có hình trụ tròn hoặc hình chữ nhật. Thường có kết cấu như sau:
+ Phần chứa vật liệu lọc ( Vật liệu lọc được lựa chọn có bề mặt tiếp xúc lớn như: đá cục, đá cuội, đá ong, giá thể hoặc các vật liệu PVC có sẵn). Trước đây vật liệu lọc thường được dùng là các hạt đá nhiều hay ít có độ rỗng. Sau này các vật liệu lọc được thay thế bằng các vật liệu nhựa hoặc có dạng viên đá rời trong bể tạo thành lớp hoặc dưới dạng cụm kiểu tổ ong. Các vật liệu nhựa này làm tăng khả năng xử lý của các bể lọc sinh học, tuy nhiên vật liệu này lại bị hạn chế bởi sự thay đổi nhiệt độ và sự chuyển oxy vào bên trong lớp lọc.
+ Hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều nước trên toàn bộ bề mặt của bể. Thường được làm bằng dàn ống tự quay.
+ Hệ thống thu và dẫn nước sau khi lọc xong.
+ Hệ thống dẫn và phân phối khí cho bể lọc.
Nguyên lý hoạt động
Bể lọc này có nguyên lý hoạt động dựa trên sự sinh trưởng của các vi sinh vật cố định trên lớp màng bám trên lớp vật liệu lọc. Nước thải sẽ được tưới theo chiều hướng từ trên xuống qua lớp vật liệu lọc. Sau đó chảy thành lớp mỏng qua khe hở và tiếp xúc với màng sinh học ở trên bề mặt của vật liệu lọc.
Tại đây nhờ các vi sinh vật tiến hành phân hủy hiếu khí, kỵ khí và các chất hữu cơ trong nước. Các sản phẩm được tạo ra trong quá trình tiến hành phân hủy hiếu khí sinh ra CO2 và H2O. Phân hủy kỵ khí sinh ra CH4 và CO2.
Sau đó, bị nước cuốn đi và hình thành màng sinh học mới. Hiện tượng này được tiến hành lặp đi lặp lại, dẫn đến kết quả BOD của nước thải bị vi sinh vật sử dụng chất dinh dưỡng. Đồng thời giúp cho nước thải được làm sạch.
Để tránh hiện tượng tắc nghẽn các khe trong vật liệu lọc. Trước khi đưa vào xử lý sinh học thì nước thải sẽ được xử lý sơ bộ. Nước sau khi được xử lý trong bể sinh học thường chứa các chất lơ lửng và được đưa sang bể lắng để lắng cặn.
Ưu và nhược điểm của bể lọc sinh học
Ưu điểm
Ưu điểm đầu tiên của loại bể lọc này là cho quá trình oxy hóa nhanh, điều này làm rút ngắn thời gian xử lý. Ngoài ra có thể tự điều chỉnh được thời gian lưu nước, tốc độ dòng chảy…Công nghệ này thực hiện không tốn nhiều chi phí đầu tư. Diện tích lắp đặt cũng không quá nhiều chi phí. Quá trình vận hành đơn giản, nhanh chóng, đem lại hiệu quả cao.
Khi xử lý nước thải bằng loại bể này thường cho kết quả nước đầu ra thường ít bùn cặn hơn bể Aerotank.
Tham khảo: Bể Aerotank trong xử lý nước thải
Nhược điểm
Tuy nhiên bể lọc sinh học cũng có nhược điểm đó là: Không khí thoát ra khỏi bể thường có thường có mùi hôi thối, khó chịu. Ngoài ra hiệu xuất của quá trình xử lý nước thải phụ thuộc vào nhiệt độ của không khí.
Các loại bể lọc sinh học trong xử lý nước thải
Thông thường bể lọc sinh học có 2 loại bể cơ bản sau:
Bể lọc sinh học nhỏ giọt
Bể lọc sinh học nhỏ giọt là hệ thống bể lọc sinh học có công suất nhỏ. Lúc này nước thải được phân phối đều trên bề mặt vật liệu lọc theo kiểu nhỏ giọt hoặc phun tia.
Trong bể lọc sinh học nhỏ giọt, vật liệu rỗng giúp cho thể tích nước cũng như diện tích bề mặt tiếp xúc là lớn nhất. Nước thải qua đó cũng được phân phối bằng cách phun đều lên bề mặt lớp vật liệu, chia thành các hạt nhỏ, qua khe lớp vật liệu, chảy thành màng mỏng.
Phân loại các bể lọc sinh học nhỏ giọt
+ Bể lọc vận tốc chậm: Thường hình trụ, hình chữ nhật, nước thải được nạp theo chu kì. Hiệu suất khử Bod cao.
+ Bể lọc vận tốc trung bình và nhanh: Có hình trụ tròn, nạp chất hữu cơ cao hơn. Bể lọc này giảm được mùi hôi trong không khí.
+ Bể lọc cao tốc: Lưu lượng nạp nước thải, chất thải hữu cơ tương đối cao.
+ Bể lọc thô: Bộ lọc này dùng để xử lý nước thải trước giai đoạn xử lý thứ cấp. Lưu lượng nước thải là 187 m3/m2.
+ Bể lọc 2 pha: Bộ lọc 2 pha là sự kết hợp hoàn hảo của hai thành phần đó là khử Bod và nitrat hóa. Thường sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao.
Bể lọc sinh học cao tải
Bể lọc sinh học cao tải có nguyên tắc hoạt động tương tự bể lọc nhỏ giọt. Tuy nhiên tại bể lọc cao tải thì chiều cao công tác và tải trọng tưới nước lớn hơn. Nguyên nhân là do vật liệu lọc có đường kính lớn từ 40mm – 60mm.
Điều này khiến khe hở lớn, tốc độ oxy hóa các chất hữu cơ có tốc độ cao. Bể lọc cao tải thường áp dụng với Bod đầu vào không vượt quá 150 – 200mg/l.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bể lọc sinh học, các loại bể lọc thường sử dụng. Ưu điểm cũng như nguyên lý hoạt động của nó trong quá trình xử lý nước thải.
Nếu muốn tìm hiểu về các loại bể xử lý nước thải theo công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất. Hoặc tìm địa chỉ cấp bùn vi sinh, vận chuyển bùn vi sinh…
Vui lòng liên hệ hotline: 0963 31 31 81 để được tư vấn miễn phí 24/7.
Hoặc liên hệ qua địa chỉ:
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SỐ 1 HÀ NỘI
Địa chỉ: Địa chỉ liên hệ: số 12 ngách 41 ngõ 199 Hồ Tùng Mậu, Quận Từ Liêm, Hà Nội
Zalo: 0963. 31. 31. 81
Hotline: 0963. 31. 31. 81
Email: xulybenuocthai.vn@gmail.com