Các biện pháp xử lý chất thải rắn tại Việt Nam

Chất thải ở Việt Nam đang là vấn đề đáng báo động. Chất thải có nhiều loại nhưng chất thải rắn là vấn đề đáng lưu ý nhất. Vậy chất thải rắn là gì? Tìm hiểu và nắm rõ các loại chất thải rắn. Chúng ta sẽ có định hướng tốt hơn để xử lý nó hợp lý và hiệu quả.

Tìm hiểu về chất thải rắn

Chất thải rắn là gì?

Chất thải rắn là chất thải ở dạng thể rắn. Được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hàng ngày hoặc các hoạt động khác. Khi không còn hữu dụng hoặc không muốn dùng nữa.

rác thải rắn là gì

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn có rất nhiều nguồn khác nhau. Chúng bao gồm tất cả rác thải mà con người thải ra môi trường ở nhiều nơi khác nhau từ sinh hoạt gia đình, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xây dựng….

chất thải rắn là gì

Phân loại chất thải rắn 

Phân loại theo nguồn gốc phát sinh

Chất thải rắn sinh hoạt là gì?

Đây là dạng chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người. Bao gồm các chất thải từ đồ ăn thừa, chai lọ đã qua sử dụng, rác sinh hoạt….Thường sẽ phân thành nhóm hữu cơ dễ phân hủy bao gồm (nhóm thức ăn thừa, rau, củ, quả, xác động vật). Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế bao gồm (giấy, nhựa, cao su, thủy tinh…)

rác thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn công nghiệp là gì?

Đây là loại rác thải rắn được phát sinh trong quá trình sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp. Tuy không mang nhiều hiểm họa như chất thải nguy hại, nhóm chất thải công nghiệp này vẫn cần được xử lí chặt chẽ nhằm tránh những tác động xấu đến môi trường sống và sức khỏe con người.

Chất thải công nghiệp thông thường phát sinh theo nhiều dạng thông qua nhiều hoạt động công nghiệp như chế biến và đóng gói thực phẩm, in ấn, dệt may, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng hay các thiết bị điện tử, …
Mỗi nhóm ngành công nghiệp sẽ tạo ra những loại chất thải đặc trưng chứa những thành phần hóa học khác nhau. Chủ yếu là 2 nhóm chất thải chính, đó là chất thải nguy hại và chất thải thông thường.
chat-thai-ran-cong-nghiep

Chất thải rắn y tế

Chất thải rắn y tế là toàn bộ những rác thải ở thể rắn được thải ra trong quá trình vận hành hệ thống y tế. Bao gồm chất thải phát sinh từ các cơ sở y tế như văn phòng bác sĩ, bệnh viện, phòng khám nha khoa, phòng thí nghiệm. Cơ sở nghiên cứu y khoa và phòng khám thú y….

rác thải y tế

Chất thải rắn nông nghiệp

Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như: trồng trọt, thu hoạch, bảo quản và sơ chế nông sản. Các chất thải ra từ chăn nuôi, giết mổ động vật…

Ở các vùng chuyên canh về trồng hoa thì chất thải rắn ở đây lại là các thân cây, cỏ… chiếm lượng rất nhỏ so với rơm rạ từ trồng lúa ở những vùng chuyên canh lúa. Hoặc các chai, lọ, can bằng thuỷ tinh. Nhựa dùng làm vỏ đựng thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt côn trùng.

chất thải rắn nông nghiệp
Rơm rạ là một trong những chất thải rắn nông nghiệp.

Phân loại theo khả năng tái chế

Rác phân hủy sinh học

Chất thải rắn phân hủy sinh học đều có nguồn gốc hữu cơ. Thường có nguồn gốc từ thực vật và động vật được phân hủy bởi vi sinh vật. các sinh vật sống khác bằng cách ủ, tiêu hóa hiếu khí, tiêu hóa kỵ khí hoặc các quá trình tương tự. Trong quản lý chất thải, nó cũng bao gồm một số vật liệu vô cơ có thể bị phân hủy bởi vi khuẩn. 

rác phân hủy sinh học

Rác tái chế

Rác thải rắn tái chế là những loại rác thải có thể sử dụng lại lần nữa khi đã qua một vài lần sử dụng. Quy trình tái chế là sử dụng các sản phẩm đó lại, cũng có thể qua một quy trình để sản xuất ra các sản phẩm mới.

Tuy nhiên, rác tái chế chiếm số lượng nhỏ trong tổng số lượng rác thải rắn.

rác tái chế
Nhựa là một trong những chất thải rắn tái chế

Rác không phân hủy sinh học

Rác thải rắn không phân hủy sinh học thường bao gồm từ rác thải có nguồn gốc vô cơ. Không thể tự phân hủy trong môi trường tự nhiên. Thường rác thải không phân hủy sinh học thường bao gồm.

Ví dụ: đất, cát, bụi, sành sứ, thủy tinh vỡ, củi, cành cây, gạch vỡ, bóng đèn, mẩu thuốc lá…

chất thải không phân hủy sinh học

Phân loại theo tính chất độc hại

Rác thải rắn thông thường

Rác thải rắn thông thường là các chất thải không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp. Hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại gián tiếp tới môi trường và sức khoẻ con người.

Rác thải rắn thông thường như: Thủy tinh, cát, gạch xây dựng, rơm, rạ…

chất thải rắn thông thường

Rác thải rắn độc hại

Đây là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có đặc tính gây nguy hại trực tiếp như: Dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác… Hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.

Rác thải nguy hại ví dụ như: Kim tiêm trong y tế. Chai lọ thuốc trừ sâu, Bình ắc quy hỏng…

chất thải rắn độc hại

Chất thải rắn trong nước thải

Chất rắn tồn tại trong nước dưới các dạng: Các chất vô cơ ở dạng tan (các muối tan) hoặc không tan (đất, huyền phù). Các chất hữu cơ, các vi sinh vật, vi khuẩn, tảo, động vật nguyên sinh và các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt,…

Chất rắn ảnh hưởng đến chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt. Cho sản xuất, cản trở hoặc tiêu tốn thêm hóa chất trong quá trình xử lý.

Tính chất cơ bản của chất thải rắn

Độ ẩm

Độ ẩm của chất thải rắn được biểu diễn bằng tỷ lệ lượng hơi nước (%) có chứa trong một đơn vị khối lượng chất thải. Người ta thường tính toán độ ẩm theo công thức sau đây:

 

Trong đó:           xw – độ ẩm, %;

m– khối lượng chất thải rắn trước khi sấy, kg;

m– khối lượng chất thải rắn sau khi sấy, kg.

Nhiệt trị

Nhiệt trị của chất thải là lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy một đơn vị khối lượng chất thải. Đơn vị tính là kJ/kg hoặc kCal/kg. Giá trị này càng lớn thì phương pháp nhiệt phân chất thải càng có hiệu quả. Nhiệt trị của chất thải được tính theo công thức

 

Trong đó: C là thành phần nguyên tố cacbon, %;

– thành phần nguyên tố hydro, %;

– thành phần nguyên tố ôxy, %;

– thành phần lưu huỳnh, %;

– độ ẩm của chất thải, %.

Nhiệt trị của chất thải phụ thuộc vào thành phần của chất thải và rất phụ thuộc vào độ ẩm của chất thải. Độ ẩm càng lớn thì khả năng cháy càng thấp, nhiệt trị càng thấp.

Độ tro (chất trơ)

Độ tro là tỷ lệ (%) lượng vật chất còn lại sau quá trình thiêu đốt chất thải. Độ tro càng nhỏ thì quá trình cháy chất thải càng tốt. Khi áp dụng phương pháp nhiệt phân người ta thường lựa chọn loại chất thải có độ ẩm và độ tro thấp. Tro, xỉ của quá trình thiêu đốt không độc hại thường được sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc san lấp mặt đường, nếu như khối lượng đủ lớn. Trong trường hợp khối lượng nhỏ, hoặc thành phần và kích thước không phù hợp để làm vật liệu xây dựng người ta đem chôn lấp. Độ tro có thể tính theo công thức sau:

 

Trong đó:    xA  – độ tro, %;

– khối lượng xỉ tro sau khi đốt, kg;

– khối lượng chất thải ban đầu, kg.

Phương pháp xử lý chất thải rắn

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt

Việc xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt. Đó là sử dụng nhiệt độ cao để chuyển hóa các loại rác thải, chất thải, từ dạng rắn sang các dạng lỏng, khí.

Quá trình đốt là phương pháp phổ biến nhất hiện nay trên thế giới dùng để xử lý chất thải rắn nhanh chóng. Đặc biệt là đối với các chất thải rắn độc hại từ công nghiệp, và chất thải nguy hại y tế nói riêng. Việc xử lý khói thải sinh ra từ trong quá trình thiêu đốt là một vấn đề lớn và cần đặc biệt quan tâm. Hiện nay, phụ thuộc vào thành phần khí thải ra, người ta chọn các phương pháp để xử lý phù hợp có thể được áp dụng như là: phương pháp hoá lý ( hấp phụ, hấp thụ, điện ly). phương pháp hoá học: (kết tủa, ôxy hoá, trung hoà…), phương pháp cơ học: ( lọc, lắng )…

Mỗi lò đốt cần phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải, nhằm khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt có thể gây ra.

xỷ lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt

Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học

Quá trình ủ sinh học áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại. Lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm soát để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình ôxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi…

xử lý chất thải bằng ủ sinh học

Xử lý bằng phương pháp tái chế

Phương pháp này nhẳm giảm thiểu và tận dụng lại nguồn chất thải rắn. Các loại chất thải hiện nay có thể tái chế như kim loại, đồ nhựa, bìa nilon và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề.

Sau khi được thu mua, sẽ tiến hành tái chế lại các chất thải để tạo ra sản phẩm mới.

Xử lý chất thải rắn trong nước thải bằng phương pháp sinh học

 

Dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật có sẵn trong nước thải. Các vi sinh vật có khả năng sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm nguồn năng lượng và nguồn cacbon để thực hiện quá trình sinh trưởng và phát triển. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học thường thì người ta sử dụng bùn hoạt tính để dùng các sinh vật có sẵn trong bùn, để xử lý nguồn nước thải.

Phương pháp sinh học được thực hiện sau khi đã xử lý sơ bộ nước thải. Được áp dụng thích hợp với các loại nước thải có tỷ số BOD/COD trong khoảng 0,5 – 1.

xử lý chất rắn trong nước thải

 

Những thông tin trên đây phần nào giúp bạn hiểu được chất thải rắn là gì? Cách phân loại và phương pháp xử lý hiệu quả chất thải rắn nói trên. Hi vọng sau bài viết này bạn có cách xử lý chất thải hơp lý nhất. Ngoài ra nếu các bạn muốn biết thêm thông tin về quy trình xử lý nước thải, các phương pháp xử lý cho hiệu quả cao nhất. Hoặc nếu có bất cứ băn khoăn gì. Hãy liên hệ tới số hotline 0963.313. 181 để được tư vấn miễn phí.