Người dân ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là người dân tại huyện Chương Mỹ – Hà Nội. Không những không có nước sạch để sinh hoạt mà ngay cả nước mưa, nước giếng cũng rất khan hiếm mặc dù nguồn nước ngầm hiện nay đang cảnh báo là đã bị ô nhiễm nặng. Vì thế trong mỗi hộ gia đình tại đây đều phải có 1 vài bể chứa để tích trữ và lọc nước. Đi kèm với đó là việc tìm đơn vị vệ sinh, thau rửa bể nước tại Chương Mỹ giá rẻ là một bài toán không hề đơn giản. Cùng đi tìm lời giải đáp hợp lý nhé!
Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại huyện Chương Mỹ
Toàn huyện Chương Mỹ – Hà Nội có 2 thị trấn và xã. Bao gồm : Thị trấn Chúc Sơn, Thị trấn Xuân Mai, Xã Phụng Châu, Xã Tiên Phương, Đông Sơn, Đông Phương Yên, Phú Nghĩa. Xã Trường Yên, Ngọc Hòa, Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Trung Hòa, Đại Yên, Thụy Hương, Tốt Động, Lam Điền, Tân Tiến. Xã Nam Phương Tiến, Hợp Đồng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu, Hữu Văn. Xã Quảng Bị, Mỹ Lương, Thượng Vực, Hồng Phong, Đồng Phú, Trần Phú, Văn Võ, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam An.
Tuy nhiên cho đến nay, Chương Mỹ là huyện có tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch thấp nhất TP Hà Nội. Chỉ 27% hộ dân Chương Mỹ được tiếp cận nước sạch. Còn lại chủ yếu vẫn sử dụng nước mưa và nước giếng khoan tự đào. Điển hình là xã Tân Tiến:
Toàn xã Tân Tiến có 6 thôn là Việt An, Đông Tiến, Gò Chè, Phương Hạnh, Tân Hội, Tiến Tiên. Nhưng chỉ có hai trạm cấp nước là Trạm cấp nước thôn Phương Hạnh – Tân Hội hoạt động từ năm 2004. Và Trạm cấp nước thôn Tiến Tiên được xây dựng từ năm 2010. Nhưng chưa hoàn thiện và hiện trạng trạm xuống cấp nghiêm trọng, “bỏ hoang”. Vì thế 100% người dân tại xã Tân Tiến vẫn sử dụng nước mưa và nước giếng khoan.
Thôn Phương Hạnh
Để chủ động nguồn nước sinh hoạt. Đã từ lâu người dân thôn Phương Hạnh, xã Tân Tiến đã quen với việc sử dụng nguồn nước giếng khoan hoặc mua từ nơi khác để sử dụng. Theo ông Vũ Công Hoan (Đội 7, thôn Phương Hạnh) nước sạch được sử dụng cách đây hơn 10 năm. Nhưng sau hơn 10 năm, gia đình ông Hoan mới chỉ được dùng có hơn 300 m³ nước sạch từ trạm cấp nước này.
Trong khi cách đó không xa, người dân thôn Tiến Tiên lại chưa bao giờ được hưởng niềm vui đó.
Thôn Tiên Tiến
Thôn Tiến Tiên có hơn 700 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu. Hầu hết người dân đều sử dụng nước giếng khoan chứ không được tiếp cận với nguồn nước máy. Đặc biệt hằng năm, thôn này đều phải chịu những trận ngập lụt. Có đợt thì nửa tháng, đợt thì một tháng, nước sinh hoạt đã thiếu lại càng khan hiếm.
Hầu hết mỗi hộ dân trong thôn đều phải sử dụng tối thiểu 2 giếng khoan thì mới có nước để sinh hoạt. Tuy nhiên nguồn nước ngầm ở đây có dấu hiệu bị ô nhiễm nên những gia đình có điều kiện thì phải mua thêm máy lọc nước. Những gia đình không có điều kiện thì sử dụng trực tiếp nguồn nước ngay sau khi hút từ giếng lên.
Xã Tân Tiến chỉ là một xã điển hình cho các vấn đề mà các trạm cấp nước ở Chương Mỹ gặp phải.
Tình hình cung cấp nước sinh hoạt tại huyện Chương Mỹ – Hà Nội
Theo UBND huyện Chương Mỹ, trên địa bàn có 13 công trình cấp nước. Trong đó:
Chỉ 4 công trình đang hoạt động, gồm:
- Hệ thống cấp nước thôn An Phú (thị trấn Chúc Sơn) cung cấp nước cho 115 hộ. Song nhiều hạng mục đã xuống cấp;
- Hệ thống tại thôn Thái Hòa (xã Hợp Đồng) cung cấp cho 70 hộ dân xóm Sào;
- Hệ thống tại trường ĐH Lâm Nghiệp (thị trấn Xuân Mai) cấp 300 hộ CBCNV của trường;
- Hệ thống liên xã Trung Hòa-Trường Yên dự kiến hoàn thành trong 2015 – 2016 nhưng vẫn đang được thi công xây dựng.
6 công trình đang xây dựng dở dang, gồm:
- 3 công trình tại CCN Ngọc Sơn (thị trấn Chúc Sơn), xã Tiên Phương và xã Hoàng Diệu đã dừng thi công theo chỉ đạo của TP.
- Hệ thống tại thôn Tiến Tiên (xã Tân Tiến) theo kế hoạch hoàn thành năm 2010. Nhưng đến nay chưa có hệ thống đường ống phân phối và đấu nối.
- Hệ thống tại xã Phú Nam An dự kiến hoàn thành năm 2013. Nhưng hiện trạm xử lý còn thiếu hệ thống thiết bị trong nhà hóa chất và một số hạng mục phụ trợ khác.
- Hệ thống tại xã Nam Phương Tiến thì nhiều thiết bị, ống phân phối hư hỏng nặng. Đường vào trạm xử lý bị bịt lại, chiếm làm nhà ở…
3 Hệ thống cấp nước bị hư hỏng
Đặc biệt, tại huyện có 3 hệ thống cấp nước bị hư hỏng, đã dừng hoạt động hoàn toàn. Đó là tại thôn Đồng Ké (xã Trần Phú), thôn Thượng (xã Hồng Phong) và thôn Phương Hạnh, Tân Hội (xã Tân Tiến).
Trước tình hình sử dụng và cung cấp nước sinh hoạt tại huyện Chương Mỹ thì giải pháp là gì?
Giải pháp xử lý nước cho người dân
Thành phố Hà Nội kêu gọi các nhà đầu tư
Ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ cho biết. Các trạm này trước đây gần như được giao cho các xã làm chủ đầu tư và khai thác cho nên đã xuống cấp. Sau khi rà soát và đánh giá. Chi phí để tám trạm đi vào hoạt động sẽ hết khoảng hơn 90 tỷ đồng. Huyện đã có văn bản đề nghị với thành phố tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư.
Thế nhưng, để nhà đầu tư tiếp tục đầu tư vào các dự án dở dang. Hoặc đã xuống cấp có lẽ không phải là hướng giải quyết tối ưu. Bởi bản thân rất nhiều nhà đầu tư không thật “mặn mà” với các dự án dang dở như thế này. Ông Nguyễn Ngọc Oanh, Giám đốc Công ty môi trường đô thị Xuân Mai cho biết. Nhà đầu tư chúng tôi không hào hứng vì những trạm tại đây cơ bản mới chỉ đầu tư được cái giếng khoan và hệ thống lọc. Đến nay thì đã hoang tàn, không thể sử dụng được. Nếu tiếp nhận, chúng tôi phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ để phục hồi trạm đó. Và phải khấu hao tài sản đã nhận với mức quá cao.
Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai triển khai dự án cấp nước sạch sông Đà chậm
Để cung cấp nước sạch cho nhân dân huyện Chương Mỹ. Thành phố đã giao Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đang triển khai thực hiện dự án cấp nước cho huyện Chương Mỹ. Sử dụng nguồn nước sạch sông Đà tại Quyết định số 6304/QĐ-UBND. Với mục tiêu: Cung cấp nước sinh hoạt cho huyện Chương Mỹ và khu vực lân cận. Bao gồm hai thị trấn Xuân Mai và Chúc Sơn, các xã Hòa Thạch, Phú Cát của huyện Quốc Oai. Các xã Đông Phương Yên, Trường Yên, Phú Nghĩa, Tiên Phương, Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến. Hoàng Văn Thụ, Trần Phú, Mỹ Lương và khu vực Miếu Môn.
Tuy nhiên đến nay dự án tuyến truyền dẫn đấu nối nguồn nước sạch sông Đà vẫn chưa hoàn thiện.
Xây bể chứa – bể lọc nước vẫn là giải pháp đang được áp dụng chủ yếu
Có lẽ đây chính là giải pháp khả quan nhất tại Chương Mỹ trong thời điểm hiện nay. Bởi chi phí xây dựng bể chứa – bể lọc nước sinh hoạt tương đối rẻ phù hợp với tất cả hộ dân tại đây. Tuy nhiên để đảm bảo bể lọc hoạt động tốt, các hộ gia đình nên thau rửa bể nước định kỳ. Tối thiểu 6 tháng 1 lần và thay vật liệu lọc ( chủ yếu là cát, đá, vôi,.. rất dễ kiếm và rẻ).
Dịch vụ thau rửa bể nước tại Chương Mỹ của công ty vệ sinh Môi Trường Số 1 Hà Nội
Công việc vệ sinh bể nước rất đơn giản, các hộ dân hoàn toàn có thể tự thau rửa tại nhà. Tuy nhiên nếu chưa hiểu rõ về quy trình, vật liệu cũng như hóa chất sử dụng an toàn. Hãy liên hệ ngay tới hotline của công ty Vệ Sinh Môi Trường Số 1 Hà Nội để được tư vấn miễn phí nhé.
>>>>> 0963. 313.181 <<<<<