Tss là gì? Đặc điểm và cách xử lý chỉ số TSS cao trong nước thải

Trong xử lý nước thải, thuật ngữ TSS được sử dụng nhiều. Vậy TSS là gì? cách đo và xử lý ra sao khi nồng độ TSS cao. Hãy cùng tìm hiểu về chỉ số này trong nước thải.

TSS là gì?

TSS là gì? TSS chính là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh – Total suspended solids. Có nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng.  Đó là các hạt nhỏ bị lơ lửng và không hòa tan trong nước. Các hạt này có thể là vô cơ: Đất sét, phù sa, hạt bùn…Hoặc hữu cơ: sợi thực vật, tảo, vi khuẩn….

Trong xử lý nước thải đây là trọng lượng khô của chất rắn bị giữ lại bởi lưới lọc. Để đo lường chất lượng nước thải sau khi xử lý, người ta dựa vào chỉ số TSS.

tss là gì
TSS có nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng

Ý nghĩa chỉ số TSS

TSS cao có nghĩa là lượng chất rắn lửng lơ trong nước lớn. Chất rắn lơ lửng này có thể được phân hủy hoặc không phân hủy. Nếu không phân hủy nó trực tiếp nguy hại đến môi trường. Nếu thuộc dạng phân hủy chúng sẽ cần lượng oxi đủ lớn để phân hủy. Điều này làm giảm nồng độ oxi hòa tan trong nước (DO).

Ngoài ra thông qua chỉ số TSS, các chuyên gia sẽ phân loại rõ từng mức độ nước. Sau đó, sẽ lên kế hoạch xử lý để đưa nước vào dùng hoặc giảm thiểu tối đa mức độ ô nhiễm trước khi đưa nước trở về môi trường.

ý nghĩa chỉ số tss
Chỉ số TSS cao sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường nước và sức khỏe con người

 

Đặc điểm và ảnh hưởng của chỉ số TSS

Nguồn gốc của TSS trong nước thải

Nguồn gốc của chỉ số TSS chủ yếu đến từ chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp. Nguyên nhân do các chất hóa học không có khả năng tự phân hủy và dễ kết tụ thành chất không hòa tan. Ngoài ra các chất như kim loại nặng có thể bám vào các hạt lơ lửng xâm nhập vào nước.

nước thải
chỉ số TSS có trong nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt

Đặc điểm

TSS có đặc điểm thường là các hạt chất hữu cơ hoặc vô cơ. Các hạt vô cơ như: Đất sét, phù sa, hạt bùn…Hoặc hữu cơ như: sợi thực vật, tảo, vi khuẩn….Các chất này lơ lửng trong nước. Chúng ta dễ dàng biết được hàm lượng TSS trong nước càng nhiều thì nước càng đục.

đặc điểm của tss trong nước thải
TSS bao gồm các hạt vô cơ và hạt hữu cơ

Ảnh hưởng nếu TSS cao trong nước thải

TSS cao đồng nghĩa với lượng chất rắn lơ lửng trong nước nhiều.Chất rắn lơ lửng trong nước chia ra 2 loại: chất rắn lơ lửng phân hủy và chất rắn lơ lửng không phân hủy.

  • Chất rắn lơp lửng không phân hủy: Ảnh hưởng trực tiếp, nguy hại đến với môi trường.
  • Chất rắn lơ lửng phân hủy: Thì phải cần lượng oxy để phân hủy. Do đó, nó có thể làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước. Mặt khác, nếu trong môi trường thiếu oxy thì trong nước sẽ xảy ra quá trình phân hủy yếm khí tạo ra H2S và CH4 gây phát sinh mùi hôi.

    ý nghĩa chỉ số tss
    TSS cao ảnh hưởng đến môi trường

Lượng TSS cao sẽ khiến cho nhiệt độ nước bề mặt tăng, oxy hòa tan giảm. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống và phát triển của các sinh vật dưới nước.

Nồng độ TSS cao còn ngăn cản quá trình quang hợp của các loài thực vật dưới nước, giảm lượng oxi có thể được tạo ra. Dẫn đến sự suy giảm hệ sinh thái dưới nước.

Do đó TSS cao làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.

Các phương pháp đo chỉ số TSS

Đo trong phòng thí nghiệm

Đo tổng chất rắn lơ lửng sẽ thông qua 2 đại lượng đó là khối lượng chất rắn tổng và tổng chất rắn hòa tan theo phương trình sau:

Tổng chất rắn lơ lửng = chất rắn tổng cộng – Tổng chất rắn hòa tan

Do đó để tiến hành đo chỉ số TSS ta lần lượt tiến hành đo hai chỉ số chất rắn tổng cộng và chất rắn hòa tan.

Quá trình đo được thực hiện qua các bước như sau:

dụng cụ đo tss
Dụng cụ đo TSS trong phòng thí nghiệm

Chuẩn bị dụng cụ đo cần thiết

+ Cốc được làm từ các vật liệu sau: sứ, platin, thủy tinh có hàm lượng silicat cao

+ Tủ nung: có nhiệt độ 550 ± 50°C

+ Bếp nung cách thủy

+ Bình hút ẩm, có chứa chất hút ẩm chỉ thị màu đối với các độ ẩm khác nhau

+ Tủ sấy có nhiệt độ 103 – 105°C

+ Cân phân tích, chính xác đến 0,1mg

+ Bộ lọc chân không

+ Giấy lọc thủy tinh

Chuẩn bị cốc thí nghiệm

+ Làm khô cốc ở nhiệt độ 103 – 105oC trong 60 phút. Nếu dùng cốc để xác định cả chất rắn bay hơi thì tiến hành nung cốc ở nhiệt độ 500 – 600oC trong thời gian 1 giờ trong tủ nung.

+ Làm nguội cốc trong bình hút ẩm đến nhiệt độ cân bằng trong 60 phút.

Xác định tổng chất rắn hòa tan

+ Tiếp tục nung phần khối lượng sau sấy trong tủ nung ở nhiệt độ 500 – 600oC.

+ Làm nguội đến nhiệt độ cân bằng trong 1 giờ.

+ Cân khối lượng thu được tổng chất rắn hòa tan.

Xác định chất rắn tổng cộng

+ Chuẩn bị giấy lọc thủy tinh và làm khô giấy lọc đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 103 – 105oC  trong thời gian 60 phút.

+ Làm nguội trong bình hút ẩm.

+ Mẫu cần xác định TSS đã xáo trộn đều qua giấy lọc. Làm bay hơi nước trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 -105oC đến khối lượng không đổi.

+ Làm nguội giấy lọc trong bình hút ẩm.

+ Cân khối lượng giấy lọc thu được tổng cộng chất rắn.

Dụng cụ đo chỉ số TSS

Ngoài đo chỉ số TSS trong phòng thí nghiệm còn có dụng cụ đo chỉ sô TSS vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần có thiết bị đo này làm theo hướng dẫn là đo được nồng độ TSS trong nước thải một cách dễ dàng.

Có thể kể đến một số dụng cụ đo chỉ số TSS thường sử dụng như sau: PTH 090 Palin test , Model 711 của Royce Technology…

máy đo nồng độ tss
Máy đo nồng đô TSS

Cách xử lý TSS trong nước thải

Một số phương pháp xử lý TSS trong nước thải hiệu quả được kể đến như sau:

+ Phương pháp keo tụ tạo bông để tách các chất rắn khó phân hủy sinh học.

+ Phương pháp xử lý sinh học trong bể kỵ khí, bể anoxic, bể Aerotank. Để xử lý các chất rắn có khả năng phân hủy sinh học.

+ Phương pháp lắng: Xây dựng ao, hồ chứa lắng tự nhiên. Điều này phải duy trì thường xuyên với diện tích rộng mới đảm bảo hiệu quả cao.

bể aerotank
Bể Aerotank xử lý chỉ số TSS

Trên đây là những thông tin hữu ích, hy vọng cung cấp cho các bạn hiểu TSS là gì? đặc điểm và ảnh hưởng của nó trong xử lý nước thải. Để biết thêm các phương pháp xử lý TSS, cách xây dựng lắp đặt các loại bể. Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 0963 31 31 81