Đối với những chuyên viên vận hành hệ thống bùn hoạt tính. Việc tính toán các chỉ số SVI là rất quan trọng vì nó phản ánh mức độ hiệu quả xử lý nước thải. Vậy chỉ số SVI là gì? Cách đo và hiệu suất của chỉ số SVI ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Chỉ số SVI là gì?
SVI (viết tắt của Sludge Volume Index) là chỉ số thể tích bùn thường được dùng để đo đặc tính của của hỗn hợp bùn và nước hoặc bùn vi sinh hoạt tính. Đơn vị tính là milliliters/gram.
Chỉ số này được dùng để đánh giá khả năng lắng của bùn sinh học tại bể lắng 2. Đây là một thông số giúp ta điều chỉnh được thiết kế của bể lắng 2. Đồng thời, là chỉ tiêu phản ánh đặc tính và chất lượng của bùn. Sau khi đã tính được chỉ số SVI, dựa vào chỉ số SVI mà ta có thể chuẩn đoán được “bệnh” của hệ thống bùn bể hiếu khí.
Cách đo chỉ số SVI
SVI được đo bằng cách cho nước thải vào 1 ống đong hình trụ thể tích 2 lít (nếu không có thì có thể sử dụng ống đong 1 lít). Nhưng không được sử dụng ống đong có đường kính miệng quả bé (nếu dử dụng ống đong cơ đường kính miệng quá bè thì hiện tượng lắng sẽ bị cản trở làm sai kết quả đo).
Cụ thể: SVI là thể tích do 1 gram bùn khô choán chỗ tính bằng ml sau khi để dung dịch bùn lắng tĩnh 30 phút trong ống lắng hình trụ khắc độ dung tích 1000ml. Để xác định SVI lấy 1 lít dung dịch bùn ở đầu ra của bể aerotank để lắng 30 phút trong ống lắng thủy tinh hình trụ có khắc độ.
SVI được đo ở các thời điểm 0h, 4h, 8h.
Cách tiến hành:
Thao tác | Thể tích, thông số.. |
Lấy mẫu vào ống đong hình trụ 1l (Hỗn hợp rắn, lỏng trong bể ) | 1,lít |
Để lắng | Thời gian lắng 30 phút |
Ghi lại thể tích lắng | VL, ml |
Công thức tính:
SVI = VL x 1000/ MLSS ( ml/g)
Trong đó:
SVI: Chỉ số thể tích lắng của bùn, ml/g
VL: Thể tích lắng của bùn, ml/l
MLSS: Hàm lượng bùn hoạt tính, mg/l.
Quan sát bùn
Quan sát và đánh dấu mặt phân chia giữa lớp bùn và lớp nước ở trên để tính ra thể tích bùn choáng chỗ bằng đơn vị là ml. Đồng thời, lấy mẫu lắng, lấy luôn mẫu để xác định nồng độ bùn hoạt tính trong dung dịch tính theo mg/l rồi xác định chỉ số thể tích bùn hoạt tích trong dung dịch tính theo mg/l. Sau đó xác định chỉ số thể tích bùn (SVI) như sau:
SVI (ml/g) = (Thể tích bùn lắng sau 30 phút (ml/l) x 1000)/ MLSS(mg/l)
Trong đó:
MLSS: nồng độ bùn hoạt tính trong dung dịch, thông thường nồng độ bùn hoạt tích trong các nhà máy xử lý nước thải thường dao động từ 50 đến 150.
Hiệu suất của chỉ số SVI là gì trong hệ thống xử lý nước thải
Sau khi đã tính được chỉ số SVI, dựa vào giá trị SVI mà ta có thể chuẩn đoán được “bệnh” của hệ thống bùn bể hiếu khí như:
STT | CHỈ SỐ SVI | ĐỌC KẾT QUẢ |
1 | SVI < 50 mL/g | potential pinfloc (tiềm ẩn có bông bùn cám). |
2 | 50< SVI < 100 mL/g | Bùn tốt nhất |
3 | 100 < SVI < 150 mL/g | Filament growth (phát triển của vi khuẩn dạng sợi). |
4 | 150 < SVI < 200 mL/g | Bulking at high flows (bùn nhiều với lưu lượng dòng chảy cao). |
5 | 200 < SVI < 300 mL/g | Bulking (bùn khó lắng). |
6 | SVI > 300 mL/g | Severe bulking (bùn dày đặc, đầu ra bị đục). |
7 | 100 < SVI < 250 mL/g | Bùn hoạt động tốt, lắng tốt, đầu ra ít đục. Thông thường, SVI từ 100 – 120 là tốt nhất. |
8 | SVI > 250 | Bùn khó lắng, đầu ra bị đục |
9 |
Như vậy là bạn đã biết SVI là gì? SVI nằm trong khoảng từ 100 đến 200 ml/g là tốt nhất.
Lưu ý: Bùn có SVI càng nhỏ thì lắng càng nhanh và càng đặc.
Sau khi biết được “bệnh” của bùn thì với từng trường hợp riêng lẻ sẽ có cách xử lý phù hợp.
Mối tương quan giữa các chỉ số MLVSS, SV30 và SVI
MLVSS, SV30, SVI là các bài kiểm tra nước thải để xác định sức khỏe hệ thống. Chúng ta thường làm các xét nghiệm này hàng ngày mà ít khi nghĩ chúng liên quan gì với nhau. Khi hệ thống chạy tốt, bạn không cần làm tất cả các bài test này. Tuy nhiên khi sản xuất, sinh hoạt thay đổi, các bài test thường xuyên sẽ giúp tìm ra và khắc phục vấn đề trước khi cả hệ thống xử lý bị ảnh hưởng. Cùng tìm hiểu SV30 là gì và SV30, MLVSS, MLSS, SVI liên quan gì đến nhau.
SV30 là gì?
SV30 là một bài kiểm tra tốc độ lắng. Nước được rót vào ống đong hoặc chai nhựa, lắng trong 30 phút. Một vài kỹ sư ghi chép khối lượng chất rắn sau mỗi 5 phút để đưa ra biểu đồ tốc độ lắng. Bài test nhằm xác định hệ thống kết bông tốt như thế nào. Ngoài khối lượng sinh khối, người vận hành cũng cần lưu ý độ đục bề mặt. Xác định khối bùn nhỏ hay bùn mịn có nổi hay không cũng rất quan trọng.
MLVSS hoặc MLSS
Chất rắn sinh học được đo trong quy trình thí nghiệm để xác định trọng lượng của chất rắn. Khác biệt ở chỗ MLSS là tổng khối lượng chất rắn, còn MLVSS là phần dễ bay hơi của tổng chất rắn (thường chỉ là chất rắn sinh học – nhưng cũng có thể bao gồm sợi và chất rắn hữu cơ khác).
XEM NGAY : Chỉ số MLSS trong xử lý nước thải?
Mối tương quan giữa chỉ số SVI, SV30 và MLSS
Sau khi nhận được cả hai số SV30 và MLVSS, chúng ta có thể tính toán SVI. Mục đích của SVI là để có được tỉ lệ lắng chuẩn. Ví dụ, một hệ thống có MLVSS 2.000 nên có SV30 thấp hơn so với hệ thống tương tự chạy với MLVSS là 4.000.
SVI = SV30 / MLSS (tính bằng gram)
Trong hầu hết các hệ thống, SVI nằm trong khoảng <120 ml/g và xem xét sự kết bùn của hệ thống với SVI> 150 ml/g. Nếu quá trình lắng xảy ra quá nhanh như đã thấy với tuổi bùn dài hơn, bạn có thể có khối bùn li ti hoặc độ đục cao nổi phía trên. Đây là lý do tại sao người vận hành nên lưu ý độ đục và khối bùn li ti trong thử nghiệm SV30.
Tiến hành kiểm tra chất lượng bùn trong xử lý nước thải
Lấy 1000 ml nước thải từ bể hiếu khí đổ vào ống đong hoặc chai nhựa. Bắt đầu hẹn 30p và để cho bùn lắng xuống. Kết quả có thể có sau 5 phút, nhưng thường mọi người chỉ đọc sau 30 phút. Nếu đọc kết quả sau mỗi 5 phút, bạn sẽ có được một đường cong độ lắng để có thêm thông tin về sinh khối khi lắng. Thường các kỹ sư sử dụng chỉ số SV30, nồng độ MLSS để tính toán thông số SVI. SVI là thông số này rất quan trọng.
Đọc chỉ số SVI
Mẫu nước thải có bùn khỏe
Mẫu nước màu nâu đỏ, kết tạo bông bùn lớn và lắng nhanh thể hiện bùn khỏe. Bùn này giàu vi sinh đang trong giai đoạn sinh trưởng nên xử lý hữu cơ tốt. Tương tự như thanh niên đang sức lớn, ăn khỏe và làm khỏe.
Bùn già trong mẫu nước thải
Nếu bùn lắng xuống nhanh nhưng để lại các chấm nhỏ trong ống đong hoặc có khối bùn mịn nổi trên bề mặt, có thể hiểu đó là “bùn già”. Điều này làm tăng độ đục và TSS ở nước đầu ra.
XEM NGAY : Cách kiểm tra bùn vi sinh già đơn giản nhất
Bùn non
Nếu khối bùn không nén chặt như bình thường, hệ thống có thể có bùn non, bùn dạng sợi hoặc bùn không sợi (non-filamentous bulking). Bùn non cũng sẽ có tốc độ hấp thụ oxy cao và nhiều vi khuẩn tự do bên ngoài khối bùn. Trong trường hợp này, sẽ mất thời gian để sinh khối phát triển và hiệu suất xử lý tăng lên chậm. Nếu bùn non hoặc vi sinh dạng sợi trong hệ thống gây khó lắng trong bể lắng, có thể sử dụng chất keo tụ Polyme hoặc giảm lưu lượng nước đầu vào để vi sinh phát triển tối ưu, hoặc bổ sung thêm các sản phẩm men vi sinh mạnh như WWT để rút ngắn thời gian phát triển của hệ vi sinh.
Bùn nhầy và nhiều vi khuẩn dạng sợi ( bùn khó lắng)
Khối bùn có dạng sợi hoặc bùn không sợi là một tình huống khác với bùn non. Vi khuẩn sợi được gây ra bởi một số yếu tố trong nước thải. Nếu kiểm tra bằng kính hiển vi, bạn thấy nhiều vi khuẩn sợi hoặc bùn khuếch tán. Trong trường hợp này, tốt nhất nên kiểm tra lại điều kiện dinh dưỡng, DO trong hệ thống để thúc đẩy sự hình thành khối bùn tốt hơn để hạn chế bùn dạng sợi khó lắng.
Lưu ý
Đọc SV30 là cách dễ dàng nhất để xác định độ lắng của MLSS và hiệu suất hoạt động của bể lắng. Đối với nước thải tốt, để lắng 30 phút là có thể xác định được các yếu tố trên. Tuy nhiên khi có bùn khó lắng, vi khuẩn sợi, khử nitrat…thì đọc số SV sau 30 phút sẽ không chính xác nữa.
Dưới đây là một số bước bạn nên áp dụng bên cạnh việc đọc SV30
Theo dõi tốc độ lắng mỗi 5 phút trong quá trình thử nghiệm SV30
MLSS có dấu hiệu lắng là tốt nhưng không nên lắng quá nhanh. Khi lắng quá nhanh, bùn già nhanh chóng lắng xuống nhưng làm đục nước và để lại khối bùn nhỏ nổi phía trên. Ngược lại với bùn non lắng chậm, nhưng sẽ gom các hạt chất rắn li ti lại và kéo chúng lắng xuống.
Sau 30 phút đừng vội vàng đổ mẫu nước thải đi mà hãy để lắng thêm một thời gian
Bình thường một bể lắng hoạt động cần hàng giờ đồng hồ để lắng. Vì vậy khi đọc SV30, kết quả cũng có thể thay đổi khi để lắng thêm vài giờ nữa. Nếu sau một thời gian bạn thấy bùn nổi và bọt nhỏ, đó có thể là khử Nitrat. Khi bể lắng đi vào chu trình khử Nitrat, bạn sẽ xác định được thời gian lưu bùn.
Quan sát SV30 dưới kính hiển vi
Trường hợp bùn không kết bông, bạn có thể đem mẫu nước quan sát dưới kính hiển vi. Cách này giúp xác định các vi khuẩn sợi gây bùn khó lắng. Quan sát dưới kính hiển vi mang tính khách quan và chính xác hơn so với các phương pháp chẩn đoán khác. Bạn có thể biết rõ loại vi khuẩn nào đang “gây rối” và có cách xử lý phù hợp.
Xuất hiện lớp màng trên mẫu nước thải
Bùn dạng sợi nổi trên mặt nước thường kết dính với nhau tạo 1 lớp màng. Có thể dễ dàng quan sát qua thí nghiệm SV30, nếu màng này xuất hiện chứng tỏ các sinh vật dạng sợi đang lan ra nhanh chóng trong nước thải.
Màu nước
Cuối cùng là quan sát màu nước trong ống. Màu nước thể hiện được tuổi bùn, đặc điểm vi sinh của dòng nước.
Bài viết trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho bạn biết chỉ số SVI là gì? Cách đo và hiệu suất của chỉ số SVI ra sao? Nếu bạn còn thắc mắc cần được tư vấn. Vui lòng liên hệ đến:
Công ty TNHH dịch vụ vệ sinh môi trường số 1 Hà Nội
Địa chỉ: Số 12, ngách 41, ngõ 199 Hồ Tùng Mậu, Quận Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 0963. 313.181
Website: https://xulybenuocthai.vn/