Cách kiểm tra và xử lý bùn vi sinh già hiệu quả

Bùn vi sinh là 1 phần không thể thiếu trong hệ thống xử lý nước thải. Dù bùn vi sinh già hay non đều ảnh hưởng không tốt đến quá trình xử lý nước thải. Vì thế việc thường xuyên kiểm tra hệ bùn vi sinh là rất cần thiết. Vậy để kiểm tra hệ bùn vi sinh này đang trong tình trạng như thế nào, và khi nào thì bùn vi sinh già. Công ty Môi trường Số 1 Hà Nội sẽ đưa ra các cách kiểm tra bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và các nhận biết bùn vi sinh già.

Bùn vi sinh già là gì?

Bùn vi sinh già là bùn có độ tuổi cao, lúc này, các vi sinh vật dạng sợi có trong bùn sẽ sinh sôi nảy nở, đồng thời tiết ra các chất béo cũng như các hợp chất kỵ nước. Vì thế, đặc điểm dễ nhận thấy của bùn già đó là có bọt màu nâu sẫm và xuất hiện một chút nhớt, dầu mỡ, trên bề mặt sẽ có bùn nhỏ như mũi kim.

Đối với loại bùn này, mặc dù dễ lắng nhưng khi xử lý nước thải sẽ không mang lại hiệu quả bởi đầu ra sẽ bị đục bởi những bông kết tủa nhỏ sẽ có mặt trong nước thải. Gây ảnh hưởng đến môi trường.

bun-vi-sinh-gia

Cách kiểm tra bùn vi sinh khi nào là bùn vi sinh già?

Bùn vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải có thể gồm 3 dạng cụ thể sau: bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí, bùn vi sinh thiếu khí và bùn vi sinh kỵ khí.

Màu của bùn, các đặc tính của bùn như kích thước bông bùn, tốc độ lắng phụ thuộc vào từng loại nước thải cụ thể.

Các đặc tính của bùn vi sinh có thể được phân ra như sau:

1/ Bùn vi sinh hoạt tính hiếu khí

Đặc điểm bùn vi sinh hiếu khí

Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, lớp bùn hoạt tính hiếu khí thường có các đặc trưng sau:

  • Bùn vi sinh có màu nâu nhạt.
  • Bùn trong giai đoạn sục khí sẽ rất mịn, khi bắt đầu dừng sục khí thì lơ lửng và có hiện tượng tạo bông bùn.
  • Bùn hoạt tính sau khi tắt sục khí khoảng 5 phút, thì lúc đó các bông bùn được hình thành. Các bông bùn chính là các vi sinh vật kết hợp lại với nhau tạo thành 1 khối. Các bông bùn có khối lượng riêng lớn hơn nước nên chìm xuống dưới.
  • Bùn vi sinh với tuổi bùn hợp lý sẽ kết thành khối vừa đủ, không có các bùn non sinh ra lơ lửng khó lắng trong nước.

bun-vi-sinh-be-hieu-khi

Cách kiểm tra bùn vi sinh bể thiếu khí như sau:

Lấy mẫu và kiểm tra

Lấy ống đong 1000ml, đong đầy nước thải, sau đó quan sát sự kết bông và lắng của bùn vi sinh. Để lắng 30 phút, đo chiều cao lớp bùn.

Công thức tính tuổi bùn như sau:

Ví dụ:

  • Thể tích bể hiếu khí = 1.06 MG (CHUYỂN ĐỔI SANG m3) = 1.06 x 1.000 = 1.060 GPD = 1.060 x 0,003785 = 4 m3.
  • MLSS = 3.500 mg/L
  • Lưu lượng bùn thải (WAS Flow) = 0,06 MGD = 0,23 m3/ngày.

>> Tuổi bùn = (MLSS x Thể tích bể hiếu khí)/(Nồng độ bùn thải x Lưu lượng bùn thải)
Hoặc :

Tuổi bùn = (MLSS x Thể tích bể hiếu khí x 8.34)/(Nồng độ bùn thải x Lưu lượng bùn thải x 8.34)

2/ Bùn vi sinh thiếu khí

Trong bể sinh học Thiếu khí thường duy trì mức DO thấp bằng cách tuần hoàn bùn từ bể vi sinh Hiếu khí. Được đảo trộn bằng các máy khuấy chìm hoặc các cánh khuấy để tăng sự tiếp xúc của vi sinh vật với nước thải. Đồng thời tránh cho lớp bùn vi sinh nằm lại trong bể Thiếu khí.

 

bun-vi-sinh-gia-3

Bùn vi sinh bể Thiếu khí có các đặc điểm:

  • Bùn vi sinh thiếu khí thường có màu nâu xẫm hơn so với bùn vi sinh hiếu khí.
  • Do quá trình đảo trộn không gây vỡ bông bùn, do đó các vi sinh vật kết bông lại với nhau, và kích thước bùn trong bể thiếu khí cũng lớn hơn kích thước bùn trong bể Hiếu khí.
  • Do đó Tốc độ lắng của bùn vi sinh Thiếu khí cũng lớn hơn trong bể Hiếu khí

Lấy mẫu và kiểm tra

Tương tự như trong bể Hiếu khí, cách kiểm tra bùn vi sinh bể thiếu khí như sau:

Lấy ống đong 1000ml, đong đầy nước thải, sau đó quan sát sự kết bông và lắng của bùn vi sinh. Để lắng 30 phút, đo chiều cao lớp bùn.

Tại bể vi sinh Thiếu khí xảy ra quá trình Denitrat hóa chuyển hóa NO3- thành các Nito dạng khí (NO2­). Do đó tại bể Thiếu khí sẽ có các bọt khí thoát ra, khi dừng đảo trộn các bọt khí này bám vào các bông bùn và kéo bông bùn nổi lên trên bề mặt.

3/ Bùn vi sinh kỵ khí

Đặc điểm bùn vi sinh kỵ khí

Bùn vi sinh kỵ khí thường xuất hiện trong các bể tự hoại, bể yếm khí trong dây chuyền xử lý AAO. Bùn vi sinh kỵ khí có màu đen và được chia làm 2 loại:

  • Bùn kỵ khí lơ lửng (kỵ khí tiếp xúc) được các máy khuấy, hoặc bơm đảo trộn để tăng sự tiếp xúc giữa bông bùn và vi sinh vật
  • Bùn kỵ khí dòng chảy ngược xuất hiện trong các bể UASB. Bùn hạt có đặt điểm là bùn có dạng hạt, bông bùn to, lắng nhanh, bùn càng lớn thì lớp vi sinh vật phát triển càng mạnh.

Bể kỵ khí trở nên tốt hơn khi có các lớp bùn, váng nổi nổi lên trên bề mặt bể. Tạo thành một lớp dày ngăn cách không khí tại mặt thoáng của bể. Các bể kỵ khí thường phải đảm bảo đủ độ sâu để quá trình kỵ khí diễn ra tốt nhất.

Khi nào gọi là bùn vi sinh già?

Bùn vi sinh được gọi là bùn vi sinh già khi tuổi của bùn lớn hơn 10 – 15 ngày.

Tuổi bùn là lượng thời gian, đơn vị tính là ngày, chất rắn hoặc vi khuẩn ở trong bể hiếu khí. Tuổi bùn thường được duy trì một lượng bùn hoạt tính phù hợp trong bể. Thông thường tuổi bùn duy trì từ 3 – 10 ngày.

bun-vi-sinh-gia-4

Công cụ để kiểm tra bùn vi già?

Máy đo hòa tan oxy

Được sử dụng để theo dõi nồng độ oxy hòa tan bồn sục khí. Nhiều nhà máy đã dùng cảm biến để tự động kiểm soát nồng đọ DO. Nếu đo thủ công nên được thực hiện trong mỗi lưu vực khí sử dụng dụng cụ thăm dò DO.

Cốc hoặc xy-lanh đo lắng bùn

Được sử dụng để giám sát bùn lắng mỗi 30 phút. Thường sử dụng một cốc 1000ml hoặc xi lanh là sử dụng phổ biến nhất. Các hỗn hợp mẫu rắn lơ lửng cho thử nghiệm nên ày được thu ngay . Trước khi nó đi vào vùng lắng cuối cùng.

coc-dung-bun-vi-sinh

Công cụ đo độ dày – chất lượng bùn

Được sử dụng để đo độ sâu của bùn trong bể lắng. Các mẫu bùn được thu thập thường trước và sau khi cào bùn ở độ sâu phù hợp mỗi ngày. Ngoài ra còn 1 số công cụ khác nữa như:

  • Kính hiển vi : Được sử dụng để quan sát quần thể và sức khỏe của vi sinh sống trong bùn hoạt tính. Các mẫu MLSS định cư được sử dụng để thử nghiệm và quan sát bằng kính hiển vi.
  • Công cụ đo pH / Nhiệt độ: Dùng để đo pH và nhiệt độ của nước thải vào nhà máy và các bồn sục khí.
  • Công cụ đo lưu lượng : Dùng để đo nước dâng và các dòng nước thải.

Cách xử lý bùn vi sinh già

Bùn già lắng nhanh chóng, nhưng bông kết tủa nhỏ li ti có thể có mặt trong nước thải. Bùn già thường cho một tỷ lệ F/M thấp. Để chính xác cho bùn cũ, nó là cần thiết để tăng tỷ lệ thãi bùn và tuần hoàn ít lượng bùn vào bể sục khí. Điều này sẽ làm giảm lượng chất rắn trong sục khí, tăng tỷ lệ F/M và giảm tuổi bùn.

Hiện nay, có khá nhiều cách xử lý bùn già. Có thể kể đến là: lọc sinh học, sử dụng vi sinh vật đối kháng, thêm chất phân hủy. Và phổ biến nhất vẫn là sử dụng phương pháp lọc sinh học.

Đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp. Bao gồm sự loại bỏ và ôxi hóa những hợp chất khí bị nhiễm bẩn nhờ vi sinh vật.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp:

so-do-loc-sinh-hoc

1/ Sử dụng vi sinh vật để phân hủy những hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O và muối

Lọc sinh học sử dụng vi sinh vật để phân hủy những hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O và muối. Khi bắt đầu tiến hành thì vi sinh vật đã có sẵn bùn hoạt tính mà ở đó nó được sử dụng như một lớp lọc. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc phân hủy các dạng của hợp chất hữu cơ và dẫn xuất halogen…

2/ Sử dụng nguyên liệu lọc

Nguyên liệu lọc dùng cho quá trình lọc thường là than bùn, đất, cacbon đã được hoạt hóa và polysterene cũng có thể được sử dụng. Sử dụng nguyên liệu lọc vô cùng quan trọng bởi vì nó phải cung cấp cho vi sinh vật dinh dưỡng. Sự phát triển về mặt sinh học, và có dung tích hấp thụ tốt.

3/ Sử dụng hệ thống lọc khí thải

Hệ thống lọc khí thải là nơi chứa các nguyên liệu lọc và nơi sinh sản cho các vi sinh vật. Ở đây các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học (biofilm). Đây là một màng mỏng và ẩm bao quanh các nguyên liệu lọc. Quá trình xử lý tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khí thải để tiến hành thủy phân.

Cơ chế hoạt động:

Quá trình lọc sinh học là một sự oxi hóa nhờ vi sinh vật.

nguyen-ly-loc-sinh-hoc

Quá trình 1

Khí thải được bơm chậm xuyên qua hệ thống lọc, các chất ô nhiễm trong khí thải sẽ bị các nguyên liệu lọc hấp thụ. Các chất khí gây ô nhiễm sẽ bị hấp phụ bởi màng sinh học. Tại đây diễn ra quá trình phân hủy chất ô nhiễm do vi sinh vật chúng tạo ra năng lượng. Và các sản phẩm phụ CO2 và H2O theo phương trình sau:
+ Chất hữu cơ gây ô nhiễm + O2 —> CO2 + H2O + nhiệt + sinh khối.

Quá trình 2

Các chất khí gây ô nhiễm được làm ẩm và được bơm vào một buồng phía bên dưới nguyên liệu lọc. Khi chất khí đi ngang qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi đã lọc sạch được giải phóng vào khí quyển từ bên trên của hệ thống lọc. Hầu như những hệ thống lọc sinh học hiện nay có công suất xử lý mùi và các chất hữu cơ bay hơi lớn hơn 90%.

Quá trình lọc diễn ra ổn định thì trong suốt quá trình lọc cần phải đảm bảo:

  • Độ ẩm: Độ ẩm là yếu tố quan trọng vi sinh vật cần một môi trường ẩm vì thế độ ẩm phải được giữ trong suốt thời gian lọc.
  • Để vi sinh vật hoạt động tốt thì nhiệt độ phải duy trì ổn định mức 30-40°C.
  • Mức oxi phải được duy trì ổn định do phần lớn sự phân hủy là hiếu khí. Thì oxi là yếu tố vô cùng quan trọng trong một quá trình lọc sinh học.

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là chỉ xử lý được những khí thải có nồng độ chất ô nhiễm thấp. Và lưu lượng khí xử lý chỉ nằm trong giới hạn 300-500 ft3/ft2-giờ.

Thực tế cho thấy, cách xử lý bùn già rất phức tạp mà người không có kinh nghiệm chuyên môn. Cũng như không có trang thiết bị chuyên dụng thì rất khó có thể thực hiện được. Vì thế, để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như đảm bảo tính hiệu quả trong xử lý bùn. Thì bất kỳ đơn vị, doanh nghiệp nào cũng nên tìm một công ty chuyên xử lý bùn thải uy tín để hợp tác. Và công ty Vệ Sinh Môi Trường Số 1 Hà Nội là một lựa chọn chính xác.

Công ty Vệ Sinh Môi Trường Số 1 – địa chỉ bán bùn vi sinh chất lượng, uy tín

Bùn vi sinh do đơn vị chúng tôi cung cấp luôn đảm bảo nồng độ vi sinh vật cao nhất. Lượng vi sinh vật còn sống cao. Thời gian nuôi cấy ngắn, 2 ngày đối với bùn vi sinh hiếu khí, 7 ngày đối với bùn vi sinh kỵ khí. Việc mua bùn vi sinh có sẵn có rất nhiều ưu điểm so với việc nuôi cấy mới bùn vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải. Đó là:

1/ Thời gian nuôi cấy nhanh

Thông thường, việc bổ sung và tiến hành nuôi cấy vi sinh sẽ chỉ kéo dài từ 2 đến 7 ngày là hệ thống có thể chạy hết 100% công suất.

2/ Vi sinh vật thích nghi tốt

Các chủng vi sinh vật sau khi nuôi cấy sẽ thích nghi hoàn toàn với tính chất nước thải của từng hệ thống. Hạn chế hiện tượng sốc, bùn vi sinh bị chết.

3/ Tiết kiệm chi phí

Thời gian nuôi cấy nhanh chóng, vi sinh vật thích nghi cao giúp tiết kiệm chi phí nhân công nuôi cấy, thức ăn cho vi sinh. Hạn chế rủi ro vi sinh bị chết khi nuôi cấy thủ công. Thời gian để hệ thống đi vào hoạt động nhanh chóng.

4/ Chúng tôi sẽ tư vấn cách nuôi cấy bùn vi sinh

Quý khách hàng ở xa liên hệ trực tiếp với số điện thoại của công ty để được tư vấn. Đặt hàng loại bùn vi sinh và lượng bùn vi sinh cần thiết cho hệ thống xử lý nước thải. Bùn vi sinh sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đến hệ thống xử lý nước thải của quý khách trong thời gian sớm nhất.

Chúng tôi nhận cung cấp & vận chuyển bùn vi sinh tại Hà Nội và các tỉnh thành lân cận như : Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng,…

Địa chỉ liên hệ

Công ty TNHH dịch vụ vệ sinh môi trường số 1 Hà Nội

Địa chỉ: Số 12, ngách 41, ngõ 199 Hồ Tùng Mậu, Quận Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 0963. 313.181

Email: xulybenuocthai.vn@gmail.com

                                                                                                                                                        GPDKKD : 0101697468