5 nhóm vi sinh vật trong bùn hoạt tính xử lý nước thải

Để xử lý nước thải hiệu quả hơn, ngòai việc đầu tư hệ thống thiết bị tốt còn phải đi kèm với các chất xúc tác. Và khá phổ biến là bùn hoạt tính có thể loại bỏ các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Vậy bùn hoạt tính là gì? Các thành phần của nó ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây để có được thông tin chính xác nhất.

Bùn hoạt tính là gì?

Bùn hoạt tính hay bùn vi sinh hoạt tính là bùn sinh ra từ các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Trong bùn sinh học có chứa các chủng vi sinh có lợi trong các công trình xử lý nước thải. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng. Vì thể sẽ loại bỏ các chất hữu cơ độc hại ra khỏi nguồn nước.

Bùn hoạt tính là những quần thể sinh vật, vi sinh vật bao gồm: vi khuẩn, nấm, Protozoa, tích trùng. Và các loại động vật không xương, động vật bậc cao khác (giun, dòi, bọ). Bùn có dạng bóng, màu nâu xám.

bun-hoat-tinh

Có 5 nhóm vi sinh vật trong bùn hoạt tính, được tìm thấy như sau:

1/ Vi khuẩn

Vai trò chủ yếu là loại bỏ chất dinh dưỡng hữu cơ khỏi nước thải. Bao gồm : vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn tùy nghi.

Vi khuẩn hiếu khí

Chủ yếu được sử dụng trong các nhà máy xử lý mới, trong môi trường hiếu khi. Vi khuẩn này sử dụng oxy tự do trong nước để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải .Và sau đó chuyển đổi thành năng lượng mà nó có thể sử dụng để phát triển và sinh sản.

vi-khuan-hieu-khi
Để vi khuẩn hiếu khí sinh trưởng tốt, hệ thống phải bổ sung oxy một cách cơ học. Điều này sẽ đảm bảo vi khuẩn có thể thực hiện công việc của chúng 1 cách chính xác. Và tiếp tục phát triển và sinh sản trên nguồn thức ăn của nó.

Các chủng vi khuẩn :Bacilus, mycobacterium tuberculosis, nocardia, lactobacillus, pseudomonas Aeruginosa.

Vi khuẩn kỵ khí

Được sử dụng trong xử lý nước thải trong môi trường không có oxy. Vai trò chính của các vi khuẩn này là làm giảm khối lượng bùn và tạo ra khí metan từ nó. Khí metan nếu được làm sạch và xử lý đúng cách có thể là 1 nguồn năng lượng thay thế. Đây là 2 lợi ích rất lớn để giảm tiêu thụ điện năng, vốn rất cao khi xử lý nước thải.

Vi khuẩn này có thể lấy oxy từ nguồn thức ăn của nó và sẽ không cần thêm oxy để giúp thực hiện công việc của mình. Loại bỏ photpho từ nước thải là 1 lợi thế khác của vi khuẩn kỵ khí được sử dụng trong xử lý nước thải.

vi-khuan-ky-khi

Vi khuẩn tùy nghi

Là loại vi khuẩn linh hoạt và dễ sống nhất. Vì chúng có khả năng chuyển đổi thành vi khuẩn kỵ khí hay hiếu khí tùy thuộc vào môi trường.

2/ Động vật nguyên sinh

Động vật nguyên sinh sống trong các hệ thống xử lý nước thải có khả năng di chuyển trong ít nhất 1 giai đoạn phát triển của chúng. Chúng lớn gấp 10 lần vi khuẩn. Chúng là những sinh vật đơn bào có màng tế bào. Động vật nguyên sinh là vi sinh vật đơn bào được tìm thấy trong các hệ thống xử lý nước thải. Chúng thực hiện nhiều chức năng có lợi trong quá trình xử lý.

Vai trò

1/ Làm trong nước thải thứ cấp

Động vật nguyên sinh làm trong nước thải thứ cấp thông qua việc loại bỏ vi khuẩn và keo tụ của vật lơ lửng.

2/ Phản ánh sức khỏe của bùn hoạt tính

Chúng cũng là chỉ số sinh học phản ánh sức khỏe của bùn. Trong các hệ thống xử lý nước thải, động vật nguyên sinh có thể tồn tại đến 12h khi không có oxy. Nhưng chúng thường được gọi là vi sinh vật hiếu khí, do đó là các chỉ số tuyệt vời của môi trường hiếu khí.

dong-vat-nguyen-sinh

Ngoài ra, chúng cũng chỉ ra một môi trường độc hại và có độ nhạy với độc tính cao hơn so với vi khuẩn. Một dấu hiệu của độc tính trong hệ thống xử lý nước thải là động vật nguyên sinh không di chuyển hoặc vắng mặt. Một số lượng lớn các động vật nguyên sinh có mặt trong sinh khối của hệ thống xử lý nước là dấu hiệu của 1 hệ thống hoạt động tốt và ổn định.

3/ Tiêu hóa vi khuẩn gây bệnh

Trong bể sục khí của quá trình sinh học, một mạng lưới dinh dưỡng thực sự được thiết lập. Hệ thống sinh học của các nhà máy này bao gồm các quần thể cạnh tranh thức ăn với nhau. Sự phát triển của chất phân hủy, vi khuẩn dị dưỡng phụ thuộc vào chất lượng và số lượng chất hữu cơ hòa tan trong nước thải.

Chúng ta có thể biết được hiệu quả của hệ thống xử lý dựa trên sự hiện diện của các động vật nguyên sinh được phân loại như sau :

Trùng amip

Ít ảnh hưởng đến việc xử lý, chết khi lượng thức ăn giảm.

trung-amip

Trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, hai loại amip là chủ yếu là amip trần như Actinophyrs., mayorella sp. và Thecamoeba sp. Động vật nguyên sinh đơn bào có hình dạng hình bầu dục và có 1 hoặc nhiều roi. Các động vật nguyên sinh có roi di chuyển trong hệ thống bằng các roi trong môi trường di chuyển xoắn ốc.

Trùng roi

Chủ yếu ăn các chất dinh dưỡng hữu cơ hòa tan.

trung-roi

Trùng lông

Có tác dụng làm trong nước do loại bỏ các vi khuẩn lơ lửng. Trùng lông là trùng bơ tự do, lông mao đồng loạt di chuyển để dòng nước di chuyển và bắt vi khuẩn. Dòng nước sẽ cuốn vi khuẩn lơ lửng vào miệng trùng.

trung-long

Trùng lông là động vât nguyên sinh có số lượng lớn nhất trong bùn hoạt tính, nhưng trùng roi và trùng amip cũng có thể có mắt. Trùng lông thường thấy nhất trong quá trình xử lý nước thải bao gồm : Aspidiscacostata, Carchesiumpolypinum. Chilodonellauncinata. Opercularcoarcta, Operculariamicrodiscum,Trachelophylumpusillum. Vortcella convallariaand Vorticella mircostoma.

Trùng lông bò

Tác dụng là xử lý tốt, thống trị bùn hoạt tính. Trùng lông bò thường được tìm thấy trên các hạt bùn trong khi trùng lông cuống như Carchesium sp. và Vortcella sp. Chỉ có lông mao quanh miệng và được gắn vào các hạt bùn. Phần thân trước của chúng được mở rộng và 1 phần sau hẹp lại. Khi lông mao đập. Và cuống di chuyển sẽ tạo ra một xoáy nước cuốn cho vi khuẩn phân tán vào miệng chúng.

trung-long-bo

Trùng lông mao

Loại bỏ các vi khuẩn phân tán tự do.

trung-long-mao

3/ Động vật đa bào

Động vật đa bào là một dạng vi sinh xử lý nước thải có chức năng ăn vi khuẩn, ăn tảo và động vật đơn bào. Sự kiểm soát của động vật đa bào thường gặp trong hệ thống cũ, ao hồ, đầm phá.

Mặc dù loài động vật này ít đóng góp cho hệ thống xử lý bùn hoạt tính. Nhưng sự hiện diện của chúng cho thấy được tình trạng của hệ thống xử lý nước thải.

dong-vat-da-bao

Ba động vật đa bào phổ biến nhất được tìm thấy trong hệ thống xử lý bùn hoạt tính là :

Trùng bánh xe

Làm trong nước thải và là loài đầu tiên bị ảnh hưởng bởi chất độc hại.

Tuyến trùng

Nuốt vi khuẩn, nấm, động vật đơn bào nhỏ và các tuyến trùng tuyến khác.

Đặc điểm

Tuyến trùng là động vật thủy sinh có trong nước ngọt, nước lợ, nước mặn và đất ẩm ướt trên toàn thế giới.

Tuyến trùng là một phần của hệ sinh thái, là thức ăn cho động vật không xương sống nhỏ. Chúng bò vào các hạt bùn và di chuyển giống như trùng roi khi ở sống tự do. Chúng tiết ra 1 chất dính để co thể neo vào chất nền ( giá thể ) để chúng có thể ăn mà bị dòng nước cản trở. Nếu thiếu đi các hoạt động của tuyến trùng, các chất độc có thể đang tăng dần trong quá trình xử lý.

tuyen-trung

Các loại tuyến trùng

Chúng có thể chia thành 3 nhóm : sán dây ( có cơ thể phân đoạn) và sán ( có cơ thể đơn, phẳng và không phân đoạn). Một đặc điểm chung của hầu hết các tuyến trùng là chúng đẻ trứng.

Để trứng có thể lây nhiễm, chúng cần phải phát triển thành ấu trùng. Sự phát triển của ấu trùng xảy ra ở mức nhiệt độ và độ ẩm cần thiết.

Trứng giun sán có thể tồn tại trong 1 -2 tháng trong cây trồng. Phải mât nhiều tháng trong đất, nước ngọt và nước thải và có thể mất nhiều năm trong phân và bùn. Trứng tuyến trùng được bị vô hiệu hóa ở nhiệt độ cao trên 40 độ C và giảm độ ẩm ( dưới 5%). Trong xử lý nước điển hình, trứng giun được loại bỏ bằng phương tiện vật lý như lắng đọng, lọc hoặc keo tụ.

Gấu nước

Sống sót được trong môi trường cực đoan và độ nhạy độc

gau-nuoc

4/ Vi khuẩn dạng sợi (Filamentous)

Đặc điểm

Trong các nhà máy xử lý nước thải đó là nếu không có các vi sinh dạng sợi làm cầu nối. Và có thể thấy chúng ở giữa cấu trúc của bông bùn thì họ cho rằng không có vi sinh dạng sợi. Vi sinh dạng sợi ở bên trong bông bùn có thể là nguyên nhân gây ra nhiều sự cố hơn là ở dưới dạng một cầu nối mảnh mai.

Sự thống trị của vi khuẩn dạng sợi trong hệ thống xử lý bùn có thể gây ra vấn đề trong việc lắng bùn. Đôi khi quá nhiều vi sinh vật sợi sẽ can thiệp vòa việc lắng đọng mỡ và bùn đóng thành cục. Khối bùn lắng rất kém nên dòng nước thải sau khi xử lý vẫn còn đục. Một số vi sinh vật sợi có thể gây ra bọt trong bể xử lý nước thải.

Các loại vi khuẩn dạng sợi

Các vi khuẩn dạng sợi có thể ở bên trong, bên ngoài bông bùn hoặc trôi nổi tự do trong nước. Các vi sinh dạng sợi ở trong bông bùn giống như bọt biển. Chúng rất khó xử lý và khó gạn lắng chất rắn (dewater). Các vi sinh dạng sợi ngoại tại giữ cho các cấu trúc bông bùn kết hợp lại với nhau và đóng thành từng mảng bùn.

vi-khuan-dang-soi
Các vi sinh dạng sợi trôi nổi tự do trong nước là nguyên nhân gây ra vấn đề về TSS. Vi khuẩn Zooglea và nấm gây ra sự cố váng bọt (foaming), độ nhờn của nước (sliming) hoặc bung bùn có sợi (bulking).

5/ Tảo và nấm

Là những sinh vật quang hợp và thường không gây ra vấn đề trong hệ thống xử lý bùn hoạt tính. Tuy nhiên sự có mặt của chúng thường chỉ ra những vấn đề liên quan đến sự thay đổi PH và bùn già.

Tảo

Đặc điểm

Tảo có trong nước thải vì chúng có thể sử dụng năng lượng mặt trời để quang hợp. Cũng như nito và photpho để phát triển, dẫn đến hiện tượng phú dưỡng. Tảo gây ảnh hưởng bất lợi cho các nguồn nước mặt vì ở điều kiện thích hợp nó sẽ phát triển nhanh. Bao phủ bề mặt ao hồ và các dòng nước gây nên hiện tượng “tảo nở hoa”. Sự hiện diện của tảo làm giảm giá trị của nguồn nước sử dụng cho mục đích cấp nước bởi vì chúng tạo nên mùi và vị.

tao

Một số loại tảo

  • Một số loại tảo trong nước thải bao gồm Euglena sp, Chlamydomonas sp và oscillatoria sp. Tảo là sinh vật quan trọng cho việc thanh lọc nước thải bởi vì chúng có thể tích lũy chất dinh dưỡng. Kim loại nặng và thuốc trừ sâu, các chất độc hại hữu cơ và vô cơ. Việc sử dụng vi tảo trong xử lý nước thải sinh học là rất quan trọng.
  • Ao tảo cạn được lắp máy sục khí và trộn bằng bánh xe mái chèo, 90% BOD, 80% nito và photpho được xử lý trong các ao nhiều tảo.

Nấm

Nấm cũng là 1 phần của vi sinh vật được tìm thấy trong hệ thống xử lý nước thải. Nấm là sinh vật đa bào và là thành phần của bùn hoạt tính. Trong điều kiện môi trường nhất định trong 1 quần hỗn hợp. Chúng chuyển hóa các hợp chất hữu cơ và cạnh tranh với vi khuẩn. Ngoài ra, một số ít nấm có khả năng oxy hóa amonia thành nitrit, một phần nhỏ hơn chuyền hóa thành nitrat.

Tham khảo bài viết : Cách xử lý amoni hiệu quả

Đặc điểm

Nấm có cấu tạo cơ thể đa bào, sống hiếu khí, không quang hợp và là loài hóa dị dưỡng. Chúng lấy dưỡng chất từ các chất hữu cơ trong nước thải. Cùng với vi khuẩn, nấm chịu trách nhiệm phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải. Về mặt sinh thái học nấm có hai ưu điểm so với vi khuẩn: nấm có thể phát triển trong điều kiện ẩm độ thấp và pH. Không có sự hiện diện của nấm. Chu trình carbon sẽ chậm lại và các chất thải hữu cơ sẽ tích tụ trong môi trường.

tao-nam

Một số loại nấm

Các sinh vật nấm phổ biến nhất là Sphaerotilus natans và Zoogloea sp.

  • Trong hệ thống xử lý nước thải như bào tử hoặc tế bào thực vật, chúng cũng có thể chuyền hóa các chất hữu cơ.
  • Nấm như Aspergillus, Penicillium, Fusarium, Absidia và một loạt các loài khác. Góp phần loại bỏ các nguồn carbon và chất dinh dưỡng trong nước thải.
  • Trong một hệ thống có PH thấp, khi sự phát triển của vi khuẩn bị ức chế thì vai trò chính của nấm là sự phân hủy chất hữu cơ.
  • Một số loại nấm sợi tiết ra một số enzyme xử lý chất nền trong quá trình xử lý nước thải.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin bùn hoạt tính là gì? Các thành phần của bùn hoạt tính. Nếu bạn cần tư vấn hoặc muốn tìm địa chỉ bán bùn vi sinh, hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SỐ 1 HÀ NỘI

Địa chỉ: Địa chỉ liên hệ: số 12 ngách 41 ngõ 199 Hồ Tùng Mậu, Quận Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 0888 31 31 81

Hotline: 0963 31 31 81

Email: xulybenuocthai.vn@gmail.com