Thiết kế và thi công hệ thống xử lý nước thải – Đơn vị nào đạt chuẩn số 1 hiện nay

Với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển. Thì nhu cầu về cuộc sống và sản xuất cũng ngày càng gia tăng. Kéo theo đó một loạt các vấn đề về vệ sinh môi trường càng thêm nhức nhối. Do đó, để đảm bảo phát triển xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường. Thì việc thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhất định không thể bỏ qua.

Hệ thống xử lý nước thải là gì? Tại sao phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải? Không phải ngẫu nhiên mà người ta đưa những quy định tiêu chuẩn về việc xử lý nước thải hiện nay. Vậy tiêu chuẩn đó là gì? Việc thi công lắp đặt thế nào là đạt chuẩn?

Sau đây sẽ là những thông tin đáng chú ý về việc xử lý nước thải. Và đơn vị thiết kế – lắp đặt đạt chuẩn và số 1 hiện nay. Dù bạn là ai cũng nên đọc để áp dụng khi cần thiết

Table of Contents

Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải ( tiếng anh là Waste water treatment system ) là hệ thống được hình thành bởi nhiều công nghệ và hóa chất khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề có trong nước thải. Từ đó tạo thành một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.

Hệ thống xử lý nước thải tốt là hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu xử lý nước thải, có thể tồn tại lâu, bền nhằm tránh tốn kém chi phi trong việc thay thế hoặc nâng cấp thiết bị.

hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý giúp loại bỏ cặn bẩn và những chất gây hại

Một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn và chất lượng sẽ gồm các yếu tố:

  • Xử lý được những thành phần gây ô nhiễm trong nước thải. Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt chuẩn yêu cầu của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  • Chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành thấp. Mà vẫn đáp ứng được độ bền và ổn định.
  • Dễ dàng nâng cấp khi có quy định thay đổi về chất lượng nước sau xử lý.
  • Tùy ý thêm lượng hóa chất xử lý nước thải.

Quy định về hệ thống xử lý nước thải

Để đảm bảo chất lượng nước thải tốt nhất cho toàn bộ hệ thống môi trường. Thì việc thiết kế – thi công hệ thống xử lý nước thải đều phải đảm bảo theo một số quy định tiêu chuẩn. Quy định tại Điều 101 Luật bảo vệ môi trường 2014 về việc xử lý nước thải như sau:

  • Đối tượng sau phải có hệ thống xử lý nước thải:
    • Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
    • Khu, cụm công nghiệp làng nghề.
    • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung.
quy định về hệ thống xử lý nước thải
Cần thiết kế – thi công theo quy định
  • Hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau:
    • Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý.
    • Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh.
    • Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
    • Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.
    • Phải được vận hành thường xuyên.
  • Chủ quản lý hệ thống phải thực hiện định kỳ nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có quy mô xả thải lớn. Và có nguy cơ tác hại đến môi trường phải tổ chức quan trắc môi trường nước thải tự động và chuyển số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Quy định về lượng nước thải sinh hoạt của một người

Khi tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Việc xác định lưu lượng nước thải xử lý của hệ thống là công việc hết sức quan trọng. Quyết định hoàn toàn hiệu quả của quá trình xử lý.

Vì không có chuyên môn và đơn vị tư vấn môi trường làm việc không chặt chẽ, chủ đầu tư chỉ biết được số người sử dụng nước. Để người thiết kế tính được công suất cần thiết của hệ thống. Bắt buộc phải nắm được lượng nước thải sinh hoạt của một người là bao nhiêu?

Trong Tiêu chuẩn: TCXDVN 33:2006 có quy định lượng nước cấp sinh hoạt tính theo đầu người đối với khu đô thị, nhà máy xí nghiệp. Lưu lượng thiết kế hệ thống xử lý nước thải bằng 100% lượng nước cấp sinh hoạt.

Yêu cầu nước thải sau xử lý

Chất lượng nước thải sau xử lý phải đảm bảo yêu cầu:

  • Chất lượng nước thải sau xử lý phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được quy định cho việc sẻ dụng nước vào các mục đích khách nhau, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người dần và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
  • Trường hợp sử dụng nước thải sau xử lý thì nước thải đó phải được phân phối đến điểm tiêu thụ theo hệ thống riêng biệt, đảm bảo không xâm nhập và ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước sạch trên cùng địa bản, khu vực.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan đến ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng nước thải sau xử lý

Xác định khối lượng nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt

  • Trường hợp các hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống xử lý cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bằng 100% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước.
  • Trường hợp các hộ không sử dụng nước sạch từ hệ thống xử lý cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được xác định căn cứu theo lượng nước sạch tiêu thụ bình quân đầu người tại địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quỷ định.

Đối với các loại nước thải khác

  • Trường hợp các hộ sử dụng nước sạch từ hệ thống xử lý cấp nước tập trung, khối lượng nước thải được tính bàng 80% khối lượng nước sạch tiêu thụ theo hóa đơn tiền nước.
  • Trường hợp các hộ không sử dụng nước sạch từ hệ thống xử lý cấp nước tập trung thì khối lượng nước thải xác định thông qua đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Trường hợp không lắp đặt đồng hồ, đơn vị thoát nước và hộ thoát nước căn cứ hợp đồng dịch vụ thoát nước được quy định tại điều 27 nghị định này để thông nhất về khối lượng nước thải cho phù hợp.

Hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải

  • Hàm lượng chất gây ô nhiễm đối với nước thải khác( không phải nước thải sinh hoạt ) được xác định theo chỉ tiêu COD trung bình của từng loại nước thải. Căn cứ theo tính chất sử dụng hoặc loại hình hoạt động phát sinh ra nước thải hoặc theo từng đối tượng riêng biệt. Hàm lượng COD được xác định căn cứ theo kết quả phân tích của phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
  • Đơn vị thoát nước có trách nhiệm xác định hàm lượng COD của nước thải ( trừ nước thải hộ gia đình) làm căn cứ xác định giá dịch vụ thoát nước, định kỳ 6 tháng kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất để xác định hàm lượng COD này khi cần thiết. Trường hợp hộ thoát nước không chấp thuận chỉ số hàm lượng COD theo cách tính của đơn vị quản lý vận hành hệ thống thoát nước, hộ thoát nước có quyền hợp đồng với một phòng thí nghiệm khác thực hiện việc lấy mẫu, xác định chỉ số COD làm đối chứng, chi phí cho việc lấy mẫu, phân tích do hộ thoát nước chi trả

Bản vẽ autocad hệ thống xử lý nước thải

ban-ve-autocad-he-thong-xu-ly-nuoc-thai

Thông thường bản vẽ autocad hoàn công của hệ thống xử lý nước thải bao gồm:

  • Bản vẽ Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải, sơ đồ công nghệ xử lý nước cấp.
  • Bản vẽ mặt bằng tổng thể
  • Bản vẽ cao trình, kết cấu nền móng
  • Bản vẽ mặt cắt
  • Bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị
  • Bản vẽ bố trí đường ống, đường điện
  • Bản vẽ tủ điện
  • Bản vẽ chi tiết từng hạng mục bao gồm:
    • Các bể xử lý
    • Các chi tiết gia công cơ khí như máng răng cưa, ống lắng, tấm lắng, khung đỡ giá thể, cánh khuấy …
    • Hành lang công tác, cầu thang
    • Nhà điều hành

Tiêu chí chọn đơn vị thi công hệ thống xử lý nước thải

Khi lựa chọn công ty thi công hệ thống xử lý nước thải, chủ đầu tư cần quan tâm đến các nội dung sau:

  • Năng lực thi công hệ thống xử lý nước thải đúng ngành nghề, đúng loại nước thải hoặc đã từng làm một công trình tương tự.
  • Khả năng tổ chức đội ngũ thi công chuyên nghiệp.
  • Phương án thi công khả thi với nhu cầu của chủ đầu tư: chi phí đầu tư, diện tích mặt bằng, khả năng quản lý. Phải tiết kiệm tối đa diện tích mặt bằng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các công trình bổ trợ khác như khuôn viên, nhà xe, nhà kho …. Ngoài ra, Việc hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải phải mỹ quan và đồng bộ với các công trình tại cơ sở.
  • Thiết kế công nghệ xử lý nước thải hiệu quả: đạt uy chuẩn, vận hành đơn giản.
  • Phải đảm bảo chất lượng. Từ các máy móc thiết bị đến hệ thống đường ống, vật liệu xây dựng, dây dẫn và thiết bị điện, hệ thống điều khiển,…đều sử dụng các chất liệu bền tốt, thương hiệu có uy tín, phù hợp với khả năng đầu tư của cơ sở.
  • Chính sách bảo hành nghiêm túc và dịch vụ hậu mãi chu đáo cho cơ sở. Phải nắm rõ các quy định về bảo vệ môi trường để hỗ trợ giải quyết tốt nhất cho cơ sở.

Quy trình của hệ thống xử lý nước thải

Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa ra môi trường là việc làm cần thiết đối với bất cứ cơ quan, doanh nghiệp hay cá nhân nào. Việc xử lý nước thải bao gồm rất nhiều công đoạn như hóa học, vật lý, sinh học xảy ra.

Các quá trình này có tác dụng thúc đẩy việc cải thiện chất lượng nước. Giúp giảm thiểu tối đa hàm lượng độc hại thải ra môi trường để có thể sử dụng lại và không gây ô nhiễm. Dưới đây là một số công đoạn của các hệ thống xử lý nước thải phổ biến nhất hiện nay:

Quy trình xử lý cơ học, vật lý

Trong nước thải thường chứa các chất không tan, có kích thước lớn ở dạng lơ lửng. Nên đầu hệ thống xử lí nước thải cần tác các chất này ra khỏi nước thải. Để tách chúng ra khỏi nước thải, cần dùng các phương pháp như: lọc qua song chắn rác. lưới chắn rác, lắng cát, tuyến nổi,…

Tùy thuộc vào kích thước, tính chất lý hóa, đặc điểm của chất lơ lửng mà lựa chọn công nghệ thích hợp.

Quy trình xử lý hóa học, lý hóa

Sau khi loại bỏ chất thải có kích thước lớn trong nước thải, quy trình tiếp theo của hệ thống là xử lý hóa học như: trung hòa pH, keo tụ tạo bông. Để điều chỉnh pH, loại bỏ các chất lơ lửng kích thước nhỏ, kim loại nặng trong nước và các chất vô cơ

Quy trình xử lý sinh học

Xử lý sinh học chủ yếu bao gồm các phương pháp: kỵ khí, hiếu khí. Nhằm loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan trong nước tải như H2S, Sunfit, Amoni, Nito,…

Một hệ thống xử lý nước thải loại bỏ được những gì?

TDS trong nước thải

TDS trong nước thải là gì? 

Chỉ số TDS là viết tắt của từ “Total Dissolved Solids” dịch là “Tổng chất rắn hòa tan”. Là tổng lượng ion tích điện, bao gồm khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước (mg/ L), cũng được gọi là một phần một triệu ppm (1 mg/L = 1ppm).

Hàm lượng TDS sẽ liên quan trực tiếp đến độ tinh khiết của nước và chất lượng của hệ thống lọc nước. Nó được định nghĩa là một chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hay ảnh hưởng đến mọi thứ tiêu thụ, hấp thu nó. TDS sẽ bao gồm bất kỳ khoáng chất, muối, kim loại, Cation, Anion hòa tan trong nước.

tds-la-gi-1(1)

Theo quy định của EPA (Cục bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ) thì chỉ số TDS trong nước tối đa (MCL) là 500mg/ L (500 phần triệu ppm). Tuy nhiên vì TDS bao gồm tất mọi thứ trong nước nên chỉ số TDS trong nước có thể vượt qua chỉ số này. Và khi mức TDS vượt quá 1000mg/ L, nó được coi là nước ô nhiễm con người tuyệt đối không được sử dụng.

Thông thường chỉ số TDS trong nước cao là do sự có mặt của Kali, Clorua, Natri, Canxi, Magie. Ngoài ra, các ion độc hại như chì, asen cũng có thể hòa tan trong nước.
Ngày nay có rất nhiều biện pháp để giảm chỉ số TDS có trong nước như: Chưng cất, khử ion,…

TSS trong nước thải

TSS trong nước thải là gì?

TSS: (turbidity & suspendid solids) được sử dụng để chỉ các hạt rắn lơ lửng trong nước. Nó được định nghĩa là tổng lượng vật liệu rắn bị lơ lừng trong n ước và được giữ lại qua bộ lọcB

Bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và có thể bao gồm vật chất như cát, sạn, các hạt kom loại, thực vật hoặc động vật. Nó được có là một chất gây ô nhiễm nước

TSS-02

Xử lý TSS trong nước thải

  • Quá trình lắng : thường là các hồ ao khô, ao ướt và đất ngập nước được xây dựng là môi trường nhân tạo tàm thời hoặc vĩnh viên để lắng TSS.
  • Quá trình tách thủy động lực học : Sử dụng lực xoáy để loại bỏ chất rắn lo lửng khỏi nước. chúng dược kết nối với hệ thống thoát nước và tách các chất rắn ra khỏi nước đã đi vào hệ thống thoát nước.
  • Xử lý TSS bằng quá trình lọc
  • Xử lý TSS bằng vi sinh( Envirozyme 2.0) Các chủng vi sinh F1 được tuyển chọn này có khả năng phân hủy chất hữu cơ và tạo bông bùn lớn. Do đó chúng có thể lắng xuống và làm trong nước.

BOD trong nước thải

BOD nước thải là gì?

BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là luộng oxi cần thiết cung cấp cho vi sinh vật để oxi hóa các hợp chất hữu cơ. BOD ước tính độ ô nhiễm của nước thải. BOD càng cao là càng ô nhiễm

BOD ( mg/lit) Chất lượng nước
1 – 2 Rất tốt: sẽ không có nhiều chất hữu cơ có trong nguồn nước
3 – 5 Trung bình
6 – 9 Hơi ô nhiễm thường chỉ ra rằng chất hữu cơ có mặt và vi sinh vật đang phân hủy chất thải đó
>100 Ô nhiễm

Xử lý BOD trong nước thải

Xử lý BOD được thực hiện ở bể sinh học hiếu khí và kỵ khí.

COD trong nước thải

COD nước thải là gì?

COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước

Xử lý COD trong nước thải

  • Giảm nhanh hàm lượng COD trong nước thải bằng phương pháp oxy hóa ozon
  • Tăng cường đề xuất và kiểm tra triệt để
  • Kết hợp sử dụng ozon với các công nghệ xử lý tiên tiến khác để nhanh chóng xử lý kịp thời
  • Nên thường xuyên kiểm tra màu sắc trong COD trong nước thải qua quá trình lọc máy.
  • Có thể sử dụng phương pháp keo tụ tạo bông để xử lý COD nhưng phải đảm bảo được hai yếu tố sau: Xử lý bùn thải và hóa chất xử lý. (Hạn chế sử dụng phương pháp này, vì hiệu quả không cao)

COD-BOD-trong-nuoc-thai

Nito trong nước thải

Tổng Nito trong nước thải là gì?

Tổng nitơ tồn tại dưới 3 dạng: các hợp chất hữu cơ, amoni và các hợp chất dạng ôxy hoá (nitrit và nitrat).Trong nước thải sinh hoạt nitơ tồn tại dưới dạng vô cơ (65%) và hữu cơ (35%). Nguồn nitơ chủ yếu là từ nước tiểu. Mỗi người trong một ngày xả vào hệ thống thoát nước 1,2 lít nước tiểu, tương đương với 12 g nitơ tổng số. Trong số đó nitơ trong urê (N-CO(NH¬2)2) là 0,7g, còn lại là các loại nitơ khác.

tong-nito-trong-nuoc-thai

Khử Nito trong nước thải

  • Phương pháp hóa lý: tripping, trao đổi ion, hấp phụ. Phương pháp hóa học: oxi hóa amoni, kết tủa amoni bằng MAP (magie amoni photphat).
  • Phương pháp điện hóa.
  • Phương pháp sinh học: quá trình nitrat, denitrat và quá trình annamox.

THAM KHẢO : BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ KHỬ AMONI TRONG NƯỚC THẢI

Photpho trong nước thải

Tổng photpho trong nước thải là gì?

Tổng photpho bao gồm các hợp chất : axit photphoric ( H3PO4), Phopho Pentaoxit ( P2O5), photphin (PH3), photpho triclorua ( PCl3).

tong-photpho-trong-nuoc-thai

Khử photpho

  • Khử photpho bằng phương pháp sinh học
  • Khử Photpho trong nước thải bằng phương pháp hóa học kết tủa

Các kim loại nặng

Kim loại nặng trong nước thải 

Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3. Chúng có thể tồn tại trong khí quyển (dạng hơi), thủy quyển (các muối hòa tan), địa quyển (dạng rắn không tan, khoáng, quặng, v.v…) và sinh quyển (trong cơ thể con người, động thực vật).

kim-loai-nang

Xử lý kim loại nặng trong nước thải

  • Phương pháp kết tủa hóa học
  • Phương pháp hấp phụ
  • Phương pháp trao đổi ion
  • Phương pháp điện hóa
  • Phương pháp sinh học

Các sinh vật, mầm bệnh trong nước thải

  • Salmonella: vi khuẩn đường ruột
  • Shigella : tác nhân của lị trực khuẩn ( bênh tiêu chảy có máu do viêm và loét niêm mạc ruột)
  • Vibrio Chloerae : gây tiêu chảy
  • E. Coli sinh ra độc tố gây viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy và kèm theo buồn nôn, đau bụng
  • Yersinia : tác nhân gây viêm dạ dày ruột cấp với sự xâm lần ở hồi tràng cuối

sinh-vat-trong-nuoc-thai

Bạn có thể xem chi tiết : Thành phần của nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt

Các hệ thống xử lý nước thải tối ưu nhất hiện nay

Như chúng ta đã nói ở trên, xã hội đang ngày càng phát triển và kéo theo rất nhiều các loại nước thải đa dạng khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào tính chất sử dụng của mỗi loại mà người ta sẽ áp dụng hệ thống xử lý sao phù hợp. Sau đây là 2 hệ thống xử lý phổ biến và nên sử dụng hiện nay

CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TÁC DỤNG
  1. Hệ thống xử lý nước thải điều lưu   Kiểm soát biến động của nước thải
  2. Hệ thống xử lý nước thải trung hòa   Cân bằng độ pH
  3. Hệ thống xử lý nước thải keo tụ và tạo bông cặn   Cải thiện khả năng tạo bông cặn
  4. Hệ thống xử lý nước thải kết tủa   Loại bỏ kim loại nặng ra khỏi nước thải
  5. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tuyến nổi   Loại bỏ các chất có khẳ năng nổi trên mặt nước
  6. Bể lắng trong hệ thống xử lý nước thải  Loại bỏ chất rắn lơ lửng, chất ô nhiễm ra khỏi nước
  7. Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí   Phân hủy, hòa tan các chất hữu cơ có trong nước
  8. Hệ thống xử lý nước thải cấp 3   Loại bỏ chất độc hại có trong nước ra ngoài

Hệ thống xử lý nước thải điều lưu

Điều lưu là quá trình giảm thiểu hoặc kiểm soát các biến động về đặc tính của nước thải. Nhằm tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình xử lý nước thải kế tiếp. Quá trình điều lưu được tiến hành bằng cách trữ nước thải lại trong một bể lớn, sau đó bơm định lượng chúng vào các bể xử lý kế tiếp.

be-dieu-luu-1

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ trung hoà

Nước thải thường có pH không thích hợp cho các quá trình xử lý sinh học hoặc thải ra môi trường. Do đó, nó cần phải được trung hòa. Có nhiều cách để tiến hành quá trình trung hòa:

  • Trộn lẫn nước thải có pH acid và nước thải có pH bazơ.
  • Trung hòa nước thải Acid: người ta thường cho nước thải có pH acid chảy qua một lớp đá vôi để trung hoà; hoặc cho dung dịch vôi vào nước thải.
  • Trung hòa nước thải kiềm: bằng các acid mạnh. CO2 cũng có thể dùng để trung hòa nước thải kiềm.

be-trung-hoa-2

Xử lý nước thải bằng công nghệ keo tụ và tạo bông cặn

Hai quá trình hóa học này kết tụ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo để tạo nên những hạt có kích thước lớn hơn. Nước thải có chứa các hạt keo có mang điện tích (thường là điện tích âm).

  • Chính điện tích của nó ngăn cản không cho nó va chạm và kết hợp lại với nhau làm cho dung dịch được giữ ở trạng thái ổn định. Việc cho thêm vào nước thải một số hóa chất (phèn, ferrous chloride…). Làm cho dung dịch mất tính ổn định và gia tăng sự kết hợp giữa các hạt để tạo thành những bông cặn đủ lớn. Để có thể loại bỏ bằng quá trình lọc hay lắng cặn.
  • Các chất keo tụ thường được sử dụng là muối sắt hay nhôm có hóa trị 3. Các chất tạo bông cặn thường được sử dụng là các chất hữu cơ cao phân tử như polyacrilamid. Việc kết hợp sử dụng các chất hữu cơ cao phân tử với các muối vô cơ cải thiện đáng kể khả năng tạo bông cặn.

Hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp kết tủa

Kết tủa là phương pháp thông dụng nhất để loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi nước thải. Thường các kim loại nặng được kết tủa dưới dạng hydroxid. Để hoàn thành quá trình này người ta thường cho thêm các bazo vào nước thải để cho nước thải đạt đến pH mà các kim loại nặng cần phải loại bỏ có khả năng hòa tan thấp nhất.

Thường trước quá trình kết tủa, người ta cần loại bỏ các chất ô nhiễm khác có khả năng làm cản trở quá trình kết tủa. Quá trình kết tủa cũng được dùng để khử photphat trong nước thải.

Ứng dụng công nghệ tuyển nổi xử lý nước thải

Quá trình này dùng để loại bỏ các chất có khả năng nổi trên mặt nước thải như dầu, mỡ, chất rắn lơ lửng. Trong bể tuyển nổi người ta còn kết hợp để cô đặc và loại bỏ bùn.

  • Đầu tiên nước thải, hay một phần của nước thải được tạo áp suất với sự hiện diện của một lượng không khí đủ lớn. Khi nước thải này được trả về áp suất tự nhiên của khí quyển, nó sẽ tạo nên những bọt khí. Các hạt dầu, mỡ và các chất rắn lơ lửng sẽ kết dính với các bọt khí và với nhau để nổi lên trên và bị một thanh gạt tách chúng ra khỏi nước thải.
  • Xử lý nước thải công nghiệp bằng tuyến nổi

Bể lắng trong xử lý nước thải công nghiệp

Đây là một phương pháp quan trọng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng.

  • Bể lắng thường có dạng chữ nhật hoặc hình tròn. Bao gồm : loại 1 (nước thải chứa bể ở tâm của bể và lấy ra ở thành bể), loại 2 ( nước thải chứa ở thành bể và lấy ra ở tâm bể).
  • Bể lắng hình chữ nhật ở đáy bể có thiết kế thanh gạt bùn theo chiều ngang của bể. Thanh gạt này chuyển động về phía đầu vào của nước thải và gom bùn về một hố nhỏ ở đây, sau đó bùn được thải ra ngoài.

Quá trình lắng còn có thể kết hợp với quá trình tạo bông cặn khi đưa thêm vào một số hóa chất xử lý nước thải để cải thiện rõ rệt hiệu suất lắng.

be-tuyen-noi-6

Xử lý nước thải bằng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí

Hệ thống bùn vi sinh hoạt tính bao gồm: một bể bùn hoạt tính và một bể lắng.

  • Phần lớn các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy bởi quá trình sinh học. Trong quá trình xử lý sinh học các vi sinh vật sẽ sử dụng oxy để phân hủy chất hữu cơ và quá trình sinh trưởng của chúng tăng nhanh.
  • Thường dùng nhất là bể bùn hoạt tính, nguyên tắc của bể này là sinh vật vi sinh phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Và sau đó tạo thành các bông cặn đủ lớn để tiến hành quá trình lắng dễ dàng.
  • Sau đó các bông cặn được tách ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng cơ học.

he-thong-xu-ly-nuoc-thai-7

Ứng dụng máy sục khí trong công nghệ xử lý nước thải

Quá trình sục khí không những cung cấp oxy cho vi khuẩn hoạt động để phân hủy chất hữu cơ, nó còn giúp cho việc việc khử sắt, magan. Ngoài ra còn kích thích quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ khó phân hủy bằng con đường sinh học và tạo lượng DO đạt yêu cầu để thải ra môi trường. Có nhiều cách để hoàn thành quá trình sục khí: bằng con đường khuếch tán khí hoặc khuấy đảo.

may-suc-khi-trong-he-thong-xu-ly-nuoc-thai

Hệ thống xử lý nước thải cấp 3

Hệ thống bao gồm 3 quá trình : Lọc, hấp phụ và trao đổi ion

cac-he-thong-xu-ly-nuoc-thai

Lọc

  • Quá trình lọc nhằm loại bỏ các chất rắn lơ lửng hoặc các bông cặn (từ quá trình keo tụ hoặc tạo bông cặn), bể lọc còn nhằm mục đích khử bớt nước của bùn lấy ra từ các bể lắng.
  • Quá trình lọc dựa trên nguyên tắc chủ yếu là khi nước thải đi qua một lớp vật liệu có lổ rỗng, các chất rắn có kích thước lớn hơn các lổ rỗng sẽ bị giữ lại. Có nhiều loại bể lọc khác nhau nhưng ít có loại nào sử dụng tốt cho quá trình xử lý nước thải. Hai loại thường sử dụng trong quá trình xử lý nước thải là bề lọc cát và trống quay.

Hấp phụ

Quá trình hấp phụ thường được dùng để loại bỏ các mảnh hữu cơ nhỏ trong nước thải công nghiệp (loại này rất khó loại bỏ bằng quá trình hệ thống xử lý sinh học).

  • Nguyên tắc : bề mặt của các chất rắn (sử dụng làm chất hấp phụ) khi tiếp xúc với nước thải có khả năng giữ lại các chất hòa tan trong nước thải trên bề mặt của nó do sự khác nhau của sức căng bề mặt.
  • Chất hấp phụ thường được sử dụng là than hoạt tính (dạng hạt). Tùy theo đặc tính của nước thải mà chúng ta chọn loại than hoạt tính tương ứng. Quá trình hấp phụ có hiệu quả trong việc khử COD, màu phenol…

Trao đổi ion

Trao đổi ion là quá trình ứng dụng nguyên tắc trao đổi ion thuận nghịch của chất rắn và chất lỏng mà không làm thay đổi cấu trúc của chất rắn. Quá trình này ứng dụng để loại bỏ các cation và anion trong nước thải. Các cation sẽ trao đổi với ion hydrogen hay sodium, các anion sẽ trao đổi với ion hydroxyl của nhựa trao đổi ion.

Căn cứ vào tình hình thực tế đơn vị cần thi công xây dựng, cải tạo mà chúng tôi có những phương án, bản vẽ, công nghệ xử lý nước cấp, các công nghệ xử lý nước thải, mô hình xử lý nước thải trong sinh hoạt, công nghiệp và y tế.

Tham khảo : Công nghê MET xử lý nước thải

Đơn vị thiết kế – xây dựng – cải tạo uy tín hàng đầu

Để có thể lắp đặt bể xử lý nước thải đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy định. Thì việc lựa chọn đơn vị thi công là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, khi có nhu cầu thiết kế – lắp đặt các vấn đề liên quan về xử lý nước thải sinh hoạt. Bạn nên tìm đến các đơn vị uy tín, chất lượng và có tiếng trên thị trường.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG SỐ 1 HÀ NỘI

Địa chỉ: Số 12, ngách 41, ngõ 199 Hồ Tùng Mậu, Quận Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại: 0963.313.181

Email: xulybenuocthai.vn@gmail.com

Đây là đơn vị được các chuyên gia và chính các khách hàng. Đánh giá là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn – thiết kế – thi công hệ thống xử lý nước thải các loại. Đến với chúng tôi, tất cả các khách hàng không chỉ nhận về cho mình một hệ thống xử lý hoàn hảo với mức giá ưu đãi nhất. Mà còn được sử dụng đa dạng các dịch vụ vô cùng hấp dẫn như sau

1/ Thiết kế hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Công ty vệ sinh môi trường số 1 Hà Nội chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế bể xử lý nước thải. Cho tất cả doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn. Với đội ngũ cán bộ kỹ sư giỏi thiết kế hệ thống xử lý thải theo công nghệ hiện đại. Tiết kiệm chi phí và thời gian. Chúng tôi luôn áp dụng những công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường tiên tiến nhất từ các nước Châu Âu. Và những nước phát triển khác. Nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Với chi phí vận hành và bảo trì tối ưu nhất.

thiết kế xử lý nước thải
Thiết kế hệ thống

Các hệ thống xử lý nước thải trong công nghiệp bao gồm :

  • Xử lý nước thải nhuộm, may
  • Xử lý nước thải giặt tẩy
  • Xử lý nước thải mủ cao su
  • Xử lý nước thải thực phẩm, rau củ quả
  • Xử lý nước thải thủy sản
  • Xử lý nước thải hóa chất, mỹ phẩm
  • Xử lý nước thải dược phẩm, thuốc, thuốc thú y, thuốc trừ sâu, BVTV
  • Xử lý nước thải chăn nuôi heo, giết mổ
  • Xử lý nước thải xi mạ
  • Xử lý nước thải sơn, keo dán
  • Xử lý nước thải mực in
  • Xử lý nước thải điện tử
  • Xử lý nước thải giấy
  • Xử lý nước thải khoáng sản
  • Xử lý nước thải phòng thí nghiệm
  • Xử lý nước thải xi măng, vật liệu xây dựng (thạch cao, sạch)
  • Xử lý nước thải nhựa, thủy tinh, gốm sứ
  • Xử lý nước thải luyện kim, thép
  • Xử lý nước thải bia, nước giải khát, dầu ăn,..
  • Xử lý nước thải gốm sứ
  • Xử lý nước thải mía đường, bánh kẹo
  • Xử lý nước thải bột cá, thức ăn chăn nuôi, phân bón

2/ Thi công thiết kế lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Công ty vệ sinh môi trường số 1 Hà Nội chúng tôi. Đã tạo dựng cho mình một chỗ đứng vô cùng vững chắc trên thị trường. Và được biết đến là nhà thầu đầu ngành trong lĩnh vực thi công hệ thống xử lý. Chúng tôi đã thi công thực hiện rất nhiều các dự án lớn như: nhà máy xử lý nước thải tập trung, xử lý nước thải sinh hoạt.  Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp bao gồm

  • Xử lý nước thải nhà hàng, quán ăn
  • Xử lý nước thải khách sạn, nhà nghỉ
  • Xử lý nước thải chung cư, tòa nhà văn phòng
  • Xử lý nước thải siêu thị, trung tâm thương mại, chợ
  • Cử lý nước thải khu du lịch, resort
  • Xử lý nước thải trường học, ký túc xá
thi công bể nước thải
Thi công lắp đặt xử lý nước thải

Với đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công bể xử lý nước thải. Chúng tôi tự hào là công ty chuyên xử lý nước thải. Và là nhà cung cấp chuyên nghiệp các dịch vụ kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực xử lý nước thải, nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

3/ Thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế – bệnh viện

Hệ thống xử lý nước thải y tế bao gồm:

  • Xử lý nước thải bệnh viện
  • Xử lý nước thải phòng khám đa khoa, nha khoa
  • Xử lý nước thải phòng khám thú y
  • Xử lý nước thải nhà hộ sinh

4/ Cải tạo hệ thống xử lý nước thải cũ

Hệ thống xử lý sau một thời gian hoạt động. Vận hành thường xuống cấp và không đạt kết quả mong muốn. Vấn đề đặt ra cho các việc xử lý nước thải này là cần nâng cấp, bảo trì hệ thống. Sao cho hoạt động hiệu quả và đạt các chỉ tiêu theo quy chuẩn Việt Nam hiện hành. Ngoài ra, hệ thống đang hoạt động của bạn xây dựng quá lâu không còn phù hợp với xu thế hiện nay. Dẫn đến chi phí vận hành lớn (tốn điện, tốn vật tư). Vì vậy chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng đưa ra các giải pháp tối ưu nhất. Nhằm cải tạo hệ thống xử lý đem lại hiệu quả tốt nhất cho hệ thống của bạn. Với các công nghệ hiện đại chi phí tối ưu. Cải tạo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, y tế.

cải tạo xử lý nước thải
Cải tạo hệ thống cũ

5/ Thay thế hệ thống xử lý nước thải

Sau quá trình sử dụng lâu ngày hệ thống xử lý cũ hỏng. Nên được thay thế để đảm bảo trong quá trình sử dụng. Chúng tôi nhận thay thế hệ thống xử lý nước thải cũ nhanh chóng. Không những vậy khi các bạn thay thế ở với chúng tôi các bạn sẽ nhận được rất nhiều các ưu đãi hấp dẫn từ phí dịch vụ . Ngoài ra các bạn còn nhận được bảo hành trong thời gian dài khi thay thế hệ thống nước thải. Thiết kế bể xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế.

đơn vị thi công xử lý rác thải
Thay thế hệ thống

6/ Hướng dẫn quy trình bảo trì, vận hành hệ thống xử lý nước thải, sổ theo dõi vận hành hệ thống

Liên hệ trực tiếp đến hotline 0963.313.181 để được tư vấn miễn phí 24/7.

7/ Cam kết khắc phục các sự cố như xử lý mùi hôi  từ hệ thống xử lý nước thải

cach-xu-ly-mui-hoi-he-thong-xu-ly-nuoc-thai

Chúng tôi sẽ tìm hiểu những nguyên nhân gây nên mùi hôi trong quá trình xử lý nước thải. Từ đó có những hướng giải quyết cụ thể trong việc xử lý mùi hôi nước thải. Và cam kết sẽ không có mùi hôi trong khi vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Ngoài ra, khi có bất cứ thắc mắc hay khó khăn gì về vấn đề xử lý nước thải. Bạn hãy điện đến hotline để được tư vấn miễn phí 24/7.

>>> Hotline tư vấn: 0963.313.181 <<<