Hiện nay trong xử lý nước thải, bể lắng sinh học có vai trò rất quan trọng và được ứng dụng rộng rãi. Vậy cấu tạo, nguyên tắc cũng như ứng dụng của bể lắng trong xử lý nước thải ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này, cũng như thấy được vai trò quan trọng của nó trong xử lý nước thải.
Tìm hiểu về bể lắng sinh học
Bể lắng sinh học là gì?
Bể lắng sinh học là loại bể được xây dựng với tác dụng xử lý nước thải, cho phép lưu nước thải với thời gian nhất định. Nhằm tạo điều kiện cho các chất lơ lửng dưới tác dụng của trọng lực có thể lắng xuống đáy. Hay nói cách khác bể lắng dùng để xử lý cơ học, nhằm tách các chất rắn có khả năng lắng trong nước thải. Nhằm loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước thải.
Bể lắng sinh học hiện nay được sử dụng hầu hết trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải công nghiệp.
Đặc điểm cấu tạo
Về cơ bản bể lắng sẽ gồm 2 phần, phần tĩnh và phần động:
- Phần tĩnh: Các chi tiết không chuyển động bao gồm thân bể được làm bằng bê tông cốt thép, các đường ống nhập và tháo liệu, tấm chảy tràn…
- Phần động: Các chi tiết chuyển động trong quá trình hoạt động của bể bao gồm cánh gạt, ống khí…
Phương pháp lắng của bể lắng sinh học
Phương pháp lắng của bể lắng sinh học dựa trên quá trình tách những chất lơ lửng ra khỏi nước. Phương pháp lắng của bể lắng sinh học được áp dụng hiện nay như sau:
Đầu tiên là lắng cát, sau đó sẽ loại bỏ cặn hữu cơ trong lắng đợt 1. Loại bỏ cặn sinh học ở bể lắng thứ 2. Sau đó loại bỏ các bông cặn hóa học. Cuối cùng là lắng nén, nén bùn trọng lực nhằm giảm độ ẩm bùn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng
Quá trình lắng trong bể lắng sinh học đạt hiệu xuất cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Lưu lượng nước thải
- Thời gian lắng
- Khối lượng riêng và tải lượng.
- Tải lượng thủy lực
- Sự keo tụ các hạt rắn
- Vận tốc dòng chảy trong bể
- Nhiệt độ của nước thải
- Kích thước bể lắng
Vai trò của bể lắng sinh học trong xử lý nước thải
Bể lắng có chức năng giữ lại các tạp chất lắng và tạp chất nổi chứa trong nước thải. Bể lắng diễn ra 4 quy trình lắng cặn, mỗi quy trình có một vai trò cụ thể như sau:
Đầu tiên là lắng từng hạt riêng lẻ. Quá trình này xảy ra với nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp. Các hạt được lắng xuống riêng lẻ, không xảy ra phản ứng đáng kể nào đối với các hạt lân cận. Giúp loại bỏ đá, cát trong nước thải.
Tiếp theo là quá trình tạo cặn bông. Trong quá trình lắng ngày các hạt liên kết lại với nhau hoặc tạo thành bông cặn do đó tăng trọng lượng và lắng nhanh hơn. Giúp loại bỏ một phần chắt rắn lơ lửng ở nước thải chưa xử lý và nước thải sau quá trình xử lý sinh học.
Sau đó là quá trình lắng tập thể. Lực tương tác giữa các hạt đủ lớn để ngăn cản các hạt bên cạnh. Mặt phân cách giữa chất lỏng và chất rắn xuất hiện ở phía trên khối lắng.
Cuối cùng là lắng nén. Vai trò của giai đoạn này là diễn ra khi hàm lượng chất các hạt đủ để tạo nên một cấu trúc nào đó và các hạt này phải được đưa liên tục vào cấu trúc đó.
Các loại bể lắng sinh học
Dưới đây là các loại bể lắng sinh học được phân chia theo chiều nước chảy để mang đến hiệu quả cao nhất. Mỗi loại đều có đặc điểm, công dụng và hiệu quả lắng khác nhau. cụ thể như sau:
Bể lắng đứng
Cấu tạo
Bể lắng đứng thường thiết kế có dạng hình trụ tròn hoặc trụ vuông với đáy là hình chóp. Bể lắng sinh học đứng gồm có 4 phần:
- Phần vỏ ngoài của bể: bao gồm cả bộ phận vát đáy nhằm thu bùn
- Phần ống trung tâm hướng dòng nước thải tạo chiều đi của dòng nước thải từ dưới lên trên
- Phần máng thu nước đi kèm với vách chắn bọt nổi.
- Bộ phận thu bùn được kèm theo cánh gạt bùn trong các hệ thống xử lý nước thải quy mô lớn.
Nguyên lý hoạt động
Nước trước khi vào bể là một hỗn hợp giữa bùn và nước. Nhờ tác động của trọng lực mà bùn và nước sẽ được tách lớp, bùn nặng hơn lắng xuống dưới đáy bể, nước nhẹ hơn sẽ ở trên chảy tràn qua tấm chảy tràn sau đó được dẫn đi xử lý ở công đoạn tiếp theo.
Nước sau đó sẽ vào 1 phễu úp ngược được đặt đồng tâm với bể lắng, miệng ống nhập liệu được đặt ngửa lên trên. Miệng ống nhập liệu đặt ngửa để khi nước được nạp vào sẽ tràn đều trong ống phễu rồi từ đi xuống dưới đáy bể tránh gây xáo trộn trong bể ảnh hưởng đến nước trong đã được tách lớp ra ở trên.
Bùn sau khi được lắng xuống dưới đáy sẽ được cánh gạt gom về 1 điểm được đặt ống và bơm đi xử lý công đoạn tiếp theo.
Tham Khảo: Đơn vị vận chuyển và xử lý bùn thải uy tín
Bể lắng ngang
Cấu tạo
Cấu tạo của bể lắng ngang bao gồm như sau:
- Máng dẫn nước vào
- Máng phân phối
- Máng thu và xả chất nổi
- Máng dẫn nước ra
Nguyên lý hoạt động
Bể lắng ngang hoạt động theo nguyên lý nước trong bể sẽ chuyển động từ đầu này tới đầu kia của bể. Các hạt phân tử trong nước sẽ chuyển động xuôi theo dòng nước từ đầu này tới đầu kia với vận tốc xác định từ khoảng 0,2 – 0,3 m/s. Dưới tác dụng của trọng lực, vận tốc của hạt phân tử này thay đổi lên mức 0,5 m/s.
Như vậy, bể lắng ngang có thể lắng được những hạt mà quỹ đạo của chúng cắt ngang đáy bể trong phạm vi chiều dài của nó với thời gian lắng từ 1 – 3 giờ.
Bể lắng lamen
Cấu tạo
Bể lắng Lamen có cấu tạo gồm 3 phần như sau:
- Vùng phân phối nước: Là vùng đưa nước thải vào bể lamen. Có thể sử dụng vùng nầy kết hợp với bể keo tụ, tạo bông nhằm tăng hiệu quả quá trình lắng trong các tấm lamen.
- Vùng Lắng: Đây là vùng chứa các tấm lamen, được đặt nghiên 45 – 600 so với mặt nằm ngang.
- Vùng tập trung và chứa cặn: là vùng chứa toàn bộ bôn cặn kích thước lớn sau khi lắng.
Nguyên lý hoạt động
Trong quá trình xử lý nước thải, nước chứa bùn trong bể lắng sẽ chuyển động theo chiều từ dưới lên qua giữa các vách ngăn. Phần bùn cặn sẽ bị lắng lại phía dưới. Do các vách ngăn được đặt nghiêng nên bùn sẽ tập trung về phía thu cặn. Từ đó lượng bùn cặn sẽ được xả theo chu kỳ được.
Trên đây là những thông tin về bể lắng sinh học trong xử lý nước thải. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những kiến thức bổ ích về các loại bể này.
Nếu có nhu cầu mua bùn vi sinh hay bất kì thắc mắc gì liên quan đến xử lý nước thải, các loại bể xử lý. Hãy gọi đến hotline: 0963 31 31 81 để được tư vấn miễn phí.