Các khu công nghiệp và khu chế xuất hiện nay đang ngày một phát triển. Tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động. Và là đòn bẩy cho nền kinh tế của nước nhà. Bên cạnh những lợi ích đó. Thì tình trạng ô nhiễm môi trường xuất phát từ các nhà máy xí nghiệp cũng dần tăng lên. Chính vì thế, nhà nước đã đưa ra quy chuẩn nước thải công nghiệp. Vậy nội dung quy chuẩn ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây để có biện pháp xử lý nước thải công nghiệp triệt để nhé.
Thực trạng nước thải công nghiệp ở việt nam
Theo bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết : Hiện gần 70% lượng nước thải công nghiệp, sinh hoạt, 40% lượng nước thải y tế trong cả nước chưa được xử lý triệt để. Nhiều khu vực thuộc các lưu vực sông lớn như sông Nhuệ, sông Đáy, sông Đồng Nai luôn ô nhiễm nghiêm trọng do phải tiếp nhận các loại nước thải chưa qua xử lý.
Nước thải công nghiệp
Khái niệm nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp( Industrial Wastewater ) là nước thải từ các hoạt động trong công nghiệp hoặc thương mại. Nước thải sẽ là nước thải cửa các quá trình tạo ra sản phẩm từ các thiết bị, máy móc, từ các hoạt động trong nhà máy. Nước thải công nghiệp sẽ bao gồm như: Nước thải xi mạ, nước thải dệt nhuộm, nước thải nhà máy bia, nước giải khát, sản xuất giấy,…
Nguồn gốc nước thải công nghiệp
- Nước thải được sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc với các khí. chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất.
- Nước thải được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất. Chúng thường là nước thải có chứa nguyên liệu, hoá chất hay phụ gia của quá trình. Chính vì vậy những thành phần nguyên liệu hoá chất này thường có nồng độ cào và trong nhiều trường hợp có thể được thu hồi lại. Ví dụ như nước thải này gồm có nước thải từ quá trình mạ điện, nước thải từ việc rửa hay vệ sinh các thiết bị phản ứng, nước chứa amonia hay phenol từ quá trình dập lửa của công nghiệp than cốc, nước ngưng từ quá trình sản xuất giấy.
Xuất phát từ hoạt động của thiết bị máy móc
Trong các nhà máy hay các khu công nghiệp. Nhất là những lĩnh vực sản xuất may mặc, điện từ, in ấn bao bì, công ty giày da … Đều thải ra những chất thải rất khó để phân hủy.
Bởi những thành phần chất thải đó. Bao gồm những chất như: kim loại nặng, dầu khoáng. Chính vì vậy mà các nhà máy rất cần sự hỗ trợ của các hệ thống xử lý chất thải
Do nhu cầu sinh hoạt của con người
Ở những khu công nghiệp thì luôn có tập thể những con người sinh hoạt tại đó. Chẳng hạn như công nhân, đội ngũ nhân viên, đội ngũ kĩ thuật, giám đốc, bảo vệ…vv… Sinh hoạt và làm việc tại đó.
Lẽ thường tình là họ phải giặt giũ, ăn uống, đi vệ sinh, …Chính những hoạt động này là nguyên nhân sinh ra những chất thải. Và rất cần phải xử lý. Nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng tới môi trường chung.
Thành phần nước thải công nghiệp
Nước thải trên 95% là nước, còn lại là chất thải, chất ô nhiễm phân hủy sinh học. Tuy nhiên trong 5% lại chứa rất nhiều chất độc hại như:
BOD
BOD ( Biochemical Oxygen Demand ) hay còn được gọi là nhu cầu oxy sinh hóa. BOD là thước đo lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ. Khi BOD được xả ra ao hồ sẽ cướp đi oxy của các loài cá. Do đó, trước khi xả nước thải cần phải xử lý nước thải, làm giảm BOD. (BOD trong nước của hộ gia đình thường là 200mg/ L)
Tổng chất rắn hòa tan (TDS)
TDS ( Total Bisolved Solids) hay còn gọi là tổng chất rắn hòa tan. Đây là tổng lượng ion tích điện bao gồm các khoáng chất hoặc kim loại hòa tan trong một đơn vị thể tích nước.
Chỉ số TDS trong nước liên quan trực tiếp tới chất lượng nguồn nước. Nó bao gồm khoáng chất, muối, kim laoji, Cation, Anion hòa tan trong nước,…xem tiếp về TDS
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải và có kích thước cụ thể. Khi thải trực tiếp vào môi trường nước mặt. TSS có thể làm môi trường bị ô nhiễm, mang theo vi sinh vật gây bệnh, làm tắc nghẽn mang của cá,…
Mầm bệnh
Trong nước thải còn có sự tồn tại của các mầm bệnh. Vì thế, nước thải được đánh giá một trong những thành phần gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.
Chất dinh dưỡng
Trong nước thải không chircos các chất độc hại mà nó còn có các chất dinh dưỡng trong quá nấu nướng. Tuy nhiễn các chất dinh dưỡng này sẽ làm cho một số loài tảo độc hại nở hoa hay một số loài cá bị chết do có quá nhiều NIto trong nước.
Các loại nước thải công nghiệp
Trong nước thải công nghiệp sẽ được chia ra làm 2 loại: Nước thải sản xuất bẩn và nước thải sản xuất không bẩn
- Nước thải sản xuất bẩn: Là nước thải sinh ra từ các quá trình sản xuất sản phẩm, tẩy rửa máy móc, các hoạt động của nhân viên,… Vì thế nước này chứa nhiều chất độc hại như: BOS, COD, TSS, vi khuẩn, virus,…
- Nước thải sản xuất không bẩn: Đây là loại nước được dùng chủ yếu để làm nguội thiết bị nên nó được coi là nước sạch.
Ngành công nghiệp với đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh, đồng nghĩa với việc cũng có đa dạng các loại nước thải công nghiệp được thải ra hàng ngày.
Quy chuẩn 40 về nước thải công nghiệp
Qcvn 40 về nước thải công nghiệp
Theo quy định, các cơ sở sản xuất phải tuân theo tiêu chuẩn về nước thải công nghiệp về các chỉ số ô nhiễm trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Điều này không chỉ góp phần vào công tác bảo vệ môi trường mà còn là điều kiện để doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong văn bản quy định giá trị của thông số ô nhiễm được chia thành 2 loại, cột thể hiện tiêu chuẩn A và cột thể hiện tiêu chuẩn B. Trong đó:
- Loại A thể hiện chỉ số các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp vào nguồn nước ĐƯỢC DÙNG cho mục đích cấp mước sinh hoạt.
- Loại B thể hiện hiện chỉ số các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp vào các nguồn nước KHÔNG DÙNG cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại a
TT | Thông số | Đơn vị | Gía trị giới hạn Cột A |
1 | Nhiệt độ | 0C | 40 |
2 | pH | 6 đến 9 | |
3 | BOD5 (200C) | Mg/l | 30 |
4 | COD | Mg/l | 75 |
5 | Chất rắn lơ lửng | Mg/l | 50 |
6 | Asen | Mg/l | 0.05 |
7 | Cadmi | Mg/l | 0.05 |
8 | Chì | Mg/l | 0.1 |
9 | Clo dư | Mg/l | 1 |
10 | Crom(VI) | Mg/l | 0.05 |
11 | Crom (III) | Mg/l | 0.2 |
12 | Dầu mỡ khoáng | Mg/l | 5 |
13 | Dầu động thực vật | Mg/l | 10 |
14 | Đồng | Mg/l | 2 |
15 | Kẽm | Mg/l | 3 |
16 | Mangan | Mg/l | 0.5 |
17 | Niken | Mg/l | 0.2 |
18 | Phot pho hữa cơ | Mg/l | 0.5 |
19 | Phot pho tổng số | Mg/l | 3.5 |
20 | Sắt | Mg/l | 1 |
21 | Tetracloetylen | Mg/l | 0.1 |
22 | Thiếc | Mg/l | 1 |
23 | Thủy ngân | Mg/l | 0.005 |
24 | Tổng nitơ | Mg/l | 60 |
25 | Tricloetylen | Mg/l | 0.3 |
26 | Amomiac ( tính theo N) | Mg/l | 5 |
27 | Florua | Mg/l | 5 |
28 | Phenola | Mg/l | 0.1 |
29 | Sunlfua | Mg/l | 0.2 |
30 | Xianua | Mg/l | 0.07 |
31 | Tổng hoạt độ phóng xạ a | Bq/l | 0.1 |
32 | Tổng hoạt độ phóng xạ b | Bq/l | 1.0 |
33 | Coliform | MPN/100 ml | 3 000 |
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại b
Sau đây là bảng thể hiện giá trị chỉ số ô nhiễm cho phép tiêu chuẩn của nước thải công nghiệp thuộc loại B:
TT | Thông số | Đơn vị | Gía trị giới hạn Cột B |
1 | Nhiệt độ | 0C | 40 |
2 | pH | 5.5 đến 9 | |
3 | BOD5 (200C) | Mg/l | 50 |
4 | COD | Mg/l | 100 |
5 | Chất rắn lơ lửng | Mg/l | 100 |
6 | Asen | Mg/l | 0.1 |
7 | Cadmi | Mg/l | 0.02 |
8 | Chì | Mg/l | 0.5 |
9 | Clo dư | Mg/l | 2 |
10 | Crom(VI) | Mg/l | 0.1 |
11 | Crom (III) | Mg/l | 1 |
12 | Dầu mỡ khoáng | Mg/l | 1 |
13 | Dầu động thực vật | Mg/l | 10 |
14 | Đồng | Mg/l | 1 |
15 | Kẽm | Mg/l | 2 |
16 | Mangan | Mg/l | 1 |
17 | Niken | Mg/l | 1 |
18 | Phot pho hữa cơ | Mg/l | 0.5 |
19 | Phot pho tổng số | Mg/l | 6 |
20 | Sắt | Mg/l | 5 |
21 | Tetracloetylen | Mg/l | 0.1 |
22 | Thiếc | Mg/l | 1 |
23 | Thủy ngân | Mg/l | 0.005 |
24 | Tổng nitơ | Mg/l | 60 |
25 | Tricloetylen | Mg/l | 0.3 |
26 | Amomiac ( tính theo N) | Mg/l | 1 |
27 | Florua | Mg/l | 2 |
28 | Phenola | Mg/l | 0.05 |
29 | Sunlfua | Mg/l | 0.5 |
30 | Xianua | Mg/l | 0.1 |
31 | Tổng hoạt độ phóng xạ a | Bq/l | 0.1 |
32 | Tổng hoạt độ phóng xạ b | Bq/l | 1.0 |
33 | Coliform | MPN/100 ml | 10 000 |
Chỉ tiêu nước thải công nghiệp
Nước thải ô nhiễm trước khi được xả ra môi trường cần phải xử lý theo tiêu chuẩn và đạt các giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước. Cách tính thông số của ô nhiễm nước thải công nghiệp như sau : Cmax = C x Kq x Kf
- Cmax là chỉ tiêu nước thải công nghiệp.
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp ( giá trị giới hạn cột A hoặc B tùy theo).
- Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3 trong quy chuẩn 40 về nước thải công nghiệp
- Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4 trong quy chuẩn 40 về nước thải công nghiệp
Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng xạ β.
Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B .
Biện pháp xử lý nước thải công nghiệp
Xử lý amoni trong nước thải công nghiệp
Amoni được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp hóa chất như trong sản xuất phân bón, chất dẻo và chất nổ. Hậu quả là, một lượng lớn nước thải có chứa amoni được thải vào môi trường nước và nhiều ngành công nghiệp hiện cần phải có hệ thống xử lý nước thải để loại bỏ amoni trước khi thải ra môi trường. Sau đây là các phương pháp xử lý amoni khác nhau.
Hướng dẫn: Cách xử lý Amoni trong nước thải
Mô hình xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống lọc nước thải công nghiệp
Để đảm bảo nguồn nước an toàn trước khi đưa ra môi trường, các nhà máy, khu chế xuất. Cần có đầy đủ hệ thống lọc nước thải công nghiệp hiện đại, tiên tiến.
Một hệ thống lọc nước thải công nghiệp có : song chắn rác, bể gom, lọc rác tinh, bể tách dầu mỡ, bể điều hòa và bể SBR với 5 giai đoạn xử lý:
- Thiết bị quan trắc cũng được đặt tại đây để đo nồng độ các chất. Trước khi nước thải đi vào bể tách dầu mỡ, máy lọc rác tinh sẽ có nhiệm vụ giữ lại toàn bộ phần rác có kích thước lớn.
- Đến bể tách dầu mỡ, dầu sẽ được tách khỏi nước thải trước khi xử lý ở bể điều hòa và bể SBR. Công đoạn này nhằm tăng cường hiệu quả xử lý bằng phương pháp sinh học, giảm khả năng giảm tốc cho bể khi đến quy trình tiếp theo.
- Bể điều hòa thường được thiết kế âm cạnh bể tách dầu với nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và chất lượng nước thải vào dòng.
- Sau đó, tại bể SBR, nước thải sẽ được xử lý trong thời gian khoảng 3 tiếng đồng hồ sau 4 giai đoạn là cấp nước, sục khí, lắng và xả nước.
- Sau khi xử lý tại bể SBR, nước sẽ được chuyển đến bể khử trùng. Lúc này, trong bể đã được trộn hóa chất khử trùng nước thải clorua vôi theo hàm lượng xác định. Tùy thuộc vào hàm lượng chất cần khử.
Bể xử lý nước thải công nghiệp
Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là một tổ hợp bao gồm nhiều bể xử lý có chức năng riêng biệt,. Với mục đích chung là xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải. Một hệ thống xử lý nước thải sẽ không thể hoạt động hiệu quả nếu một trong các bể xử lý có vấn đề trục trặc. Bởi mỗi bể tuy riêng biệt nhưng đều có mối liên kết, hỗ trợ lẫn nhau.
Tham khảo : Các loại bể trong xử lý nước thải
Hóa chất để xử lý nước thải công nghiệp
Hóa chất xử lý nước thải là tên gọi chung của các loại hóa chất có thể khử sạch nguồn nước thải, các nhà máy trước khi đổ ra môi trường. Khi dùng hóa chất xử lý nước thải công nghiệp, các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thải chúng ra môi trường.
Hóa chất |
Tác dụng |
Khả năng xử lý nước thải |
Polytetsu | Tăng tốc độ keo tự các hợp chất, cáu cặn, tạp chất lơ lửng có trong nước,… | Tốt |
POLYMER ANIONIC |
Hỗ trợ trợ quá trình keo tụ trong xử lý nước mặt, nước thải CN, đô thị,.. | Khá |
Phèn Nhôm |
Được sử dụng để làm trong nước giếng khoan, nước thải,… | Tốt |
NaOH – Caustic 99% | Là hóa chất sử dụng trong nhiều ngành công nhiệp: Tẩy rửa, luyện kim,… | Tốt |
MICROBE-LIFT /SA |
Phân hủy bùn hữu cơ, tăng khả năng lắng, phân hủy các hợp chất,.. | Tốt |
Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp
Việt Nam hiện nay : chung quy các quá trình xử lý nước thải công nghiệp bao gồm 2 quá trình xử lý duy nhất (trừ xử lý sơ bộ).
- Quá trình xử lý hóa lý: bao gồm keo tụ + tạo bông, tuyển nổi (ít được sử dụng trừ nước thải thủy sản).
- Quá trình xử lý sinh học: bao gồm hệ phản ứng kết hợp các bể sinh học hiếu khí (Aerotank, SBR, MBBR, MBR, FBR…), sinh học thiếu khí (Anoxic), sinh học kỵ khí (UASB, bể kỵ khí tiếp xúc).
Quy trình xử lý hóa lý trước kết hợp với xử lý sinh học
- Đối với nước thải khu công nghiệp thường sử dụng công nghệ này nếu muốn đảm bảo quá trình vận hành ổn định hơn (có lợi cho một số công ty trong khu công nghiệp xả thải không đạt chuẩn có thể yêu cầu khu công nghiệp xử lý “hộ”)
- Đối với nước thải có COD, TSS cao : Bao gồm các ngành xử lý nước thải như : dệt nhuộm, thủy sản, thực phẩm (trà bí đao), chế biến gỗ, sơn… Đối với dệt nhuộm còn một công đoạn xử lý màu, nước thải sản xử dụng tuyển nổi nhiều hơn lắng.
Quy trình xử lý chỉ bao gồm xử lý hóa lý
- Quy trình xử lý chỉ bao gồm hóa lý : nước thải chứa kim loại nặng gây ảnh hưởng tới vi sinh vật (nước thải xi mạ, thuộc da…) và một số ngành trong nước thải chỉ có TSS, kim loại mà lượng BOD, Nito, Photpho quá thấp.
Quy trình xử lý chỉ bao gồm xử lý sinh học đơn thuần :
- Công nghệ AAO : xử lý BOD, COD, Nito và photpho.
- Công nghệ xử lý AO : xử lý triệt để Nito trong nước thải :
- Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí đơn thuần : aerotank xử lý BOD, COD, và nitrat hóa.
- Công nghệ xử lý SBR : xử lý theo mẻ : cơ chế tương đương công nghệ AO.
- Công nghệ xử lý sinh học hiếu khí nâng cao : giá thể (FBR, MBBR), lọc sinh học hiếu khí (MBR).
- Công nghệ xử lý áp dụng cả 3 quá trình trong 1 bể : công nghệ mương oxy hóa.
Quá trình áp dụng của từng công nghệ khác nhau cho những điều kiện khác nhau.
Chi phí xử lý 1m3 nước thải công nghiệp
Xử lý nước thải công nghiệp là một việc làm bắt buộc để đảm bảo việc nguồn nước được thải ra môi trường được an toàn và không nguy hại đến con người. Đồng thời cũng tốn rất nhiều chi phí cho quá trình xử lý nước thải.
Thay vì chúng ta lắp ráp các hệ thống xử lý nước thải riêng biệt thì chúng ta có thể sử dụng các trạm xử lý nước thải riêng biệt. Đơn giá xử lý nước thải công nghiệp của các trạm xử lý áp dụng chung cho các hệ thống xử lý nước thải trên toàn quốc.
Đơn giá xử lý nước thải công nghiệp
Đơn giá này được nhà nước quy định áp dụng chung đối với tất cả các nhà máy xử lý nước thải. Cụ thể là:
- Khoảng 3.6030 đồng/m3 đối với các lượng nước thải có hàm lượng COD từ 200mg/l đến 1000mg/l;
- Từ 12.000 đồng/m3 đối với lượng nước thải có hàm lượng COD từ 1.000mg/l đến 2.000mg/l
- Từ 18.000 đồng/m3 đối với những lượng nước thải có hàm lượng COD từ 2.000mg/l trở lên.
Đây được xem như là đơn giá để chúng ta có thể tham khảo và áp dụng cho việc xử lý nước thải của doanh nghiệp mình với những trường hợp cụ thể. Để biết chính xác nhất, bạn có thể gọi đến hotline 0963. 313.181 của công ty TNHH dịch vụ vệ sinh môi trường số 1 Hà Nội, để được tư vấn miễn phí 24/7.
Công ty xử lý nước thải công nghiệp
Công ty xử lý nước thải chúng tôi. Nhận cung cấp và nước thải xử lý công nghiệp và vận hành công trình. Với đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm trong ngành nghề. Chúng tôi có thể giúp quý khách hàng tư vấn và đưa ra những kế hoạch và dự án đến với khách hàng.
Những công trình mà chúng tôi đã nhận và thi công. Luôn có chế độ bảo trì và bảo hành một cách tối ưu nhất. Chính vì vậy nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng hệ thống xử lý chất thải của công ty chúng tôi.
Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi quý khách hàng nhận được gì?
Sau nhiều năm hoạt động trong ngành nghề. Công ty xử lý nước thải của chúng tôi đã thu lại không ít những thành công. Năm 2019 vừa qua chúng tôi đã được làm việc với hàng trăm khu công nghiệp sản xuất trên cả nước.
Quý khách hàng khi bắt tay làm việc với chúng tôi. Sẽ nhận được:
- Mức chi phí vô cùng rẻ
- Công trình với tính chủ động cao
- Không lạm dụng quá nhiều những hóa chất
- Công trình rất dễ có thể vận hành
- Tất cả những công trình đều rất thân thiện với môi trường xung quanh
- Di chuyển nhanh gọn các thiết bị khi cần thiết.
Mọi thắc mắc xin liên hệ tới số hotline 0963. 313.181 để được tư vấn miễn phí và phục vụ 24/7.