Nước giếng khoan có tốt không? Cách xử lý nước giếng khoan hiệu quả nhất

Hiện nay nước máy đã được dùng phổ biến, nhưng nhiều nơi vẫn chưa có nước sạch hoặc có nhưng vẫn bị mất thường xuyên. Vậy nên nước giếng khoan vẫn được sử dụng. Vậy nước giếng khoan có sạch không? Nước giếng khoan có tốt không? Có nên dùng nước giếng khoan không… là những câu hỏi mà mọi người hay thắc mắc. Hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về nước giếng khoan và giúp bạn giải đáp thắc mắc về nguồn nước giếng khoan có tốt không?. Cũng như những cách xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm hiệu quả nhất, giúp bạn có nguồn nước sạch để sinh hoạt và ăn uống hằng ngày.

Nước giếng khoan có tốt không?

Nước giếng khoan (hay còn gọi là nước ngầm) là nước ở thể lỏng chứa đầy trong các lỗ hổng của đất và nham thạch tạo nên lớp vỏ quả đất. Bản chất của nước giếng khoan là sạch.
Cùng với quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, thì đi kèm với sự phát triển là sự ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí và ô nhiễm rác thải. Trước đây nước ngầm (hay còn gọi nước giếng khoan) được coi là nguồn nước sạch nhất và có thể sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt cho gia đình.
Tuy nhiên, thời gian gần đây nước giếng khoan ở một số vùng bị ô nhiễm các chất khá cao, như nước nhiễm sắt, nước nhiễm phèn, nước nhiễm đá vôi,…Nên để đảm bảo nước giếng khoan sạch thì cần phải có phương pháp xử lý nước giếng khoan. Vì thế câu hỏi “nước giếng khoan có tốt không” luôn được đặt ra.
nuoc-gieng-khoan

Thành phần nước giếng khoan

Nước giếng khoan được lấy từ sâu trong lòng đất, tuỳ theo vị trí địa lý, độ sâu, đặc điểm của địa tầng mà nước giếng khoan mang những đặc điểm, thành phần khác nhau.
Do nguồn nước ngầm, nước giếng khoan hiện nay mang nhiều mối nguy cơ gây ô nhiễm nên trong thành phần nước giếng khoan có chứa nhiều tạp chất có thể liệt kê sau đây:
bang-thong-so-thanh-phan-nuoc-gieng-khoan

Độ pH của nước

Được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước (pH = -lg[H+]. Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH. Khi pH = 7 nước có tính trung tính, pH < 7 nước mang tính axit và khi pH > 7 nước có tính kiềm.

Độ cứng của nước

Là đại lượng biểu thị cho hàm lượng các muối của canxi và magie có trong nước. Có thể phân biệt thành 3 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu và độ cứng hoàn toàn phần. Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các muối cacbonat và bicacbonat của caxi và magie có trong nước. Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của caxi và magie có trong nước. Độ cứng toàn phần là tổng của hai loại độ cứng trên.

Các hóa chất, hợp chất hữu cơ

Các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người đều gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong đó có nguồn nước giếng khoan của bạn.Hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra vô số hóa chất gây ra vô số những tác hại đối với môi trường điều này chắc hẳn ai cũng nhận thấy được.

Hóa chất công nghiệp có trong nước giếng khoan.
Ngoài ra hoạt động sản xuất nông nghiệp với hàm lượng dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hoạt động chăn nuôi chuồng trại cũng gây ảnh hưởng không ít đến nguồn nước giếng khoan của bạn.

Vi khuẩn

Có hai loại vi khuẩn điển hình gây hại đến sức khỏe con người được tìm thấy trong nguồn nước giếng khoan đó là E.coli và Coliform hoặc thậm chí tệ hơn có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh đường ruột như là tả, lỵ, thương hàn

Các loại vi khuẩn này có trong nước thải, khi nước thải không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào môi trường đất, nước gây ô nhiễm và thông qua đó xâm nhập vào nguồn nước ngầm, nước giếng khoan.

Độ kiềm của nước

Có thể phân biệt thành độ kiềm toàn phần và riêng phần. Độ kiềm toàn phần bao gồm tổng hàm lượng các ion bicacbonat, hydroxit và anion của các muối của các axit yếu. Khi nước thiên nhiên có độ màu lớn, độ kiềm toàn phần sẽ bao gồm cả độ kiềm do muối của các axit hữu cơ gây ra. Độ kiềm riêng phần còn được phân biệt: độ kiềm bicacbonat hay độ kiềm hydrat.

Kim loại nặng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nguồn nước ngầm, nước giếng khoan của bạn bị nhiễm kim loại nặng như là: do hoạt động khai thác các quặng kim loại nặng, các chất thải công nghiệp vào môi trường đất và nước, kim loại nặng có trong các lớp trầm tích mà nguồn nước ngầm chảy qua.

Các kim loại nặng trong nước giếng khoan bao gồm : sắt ( phèn ), chì, asen, thủy ngân, Mn, Magie, Nhôm…
nuoc-gieng-khoan-bi-nhiem-kim-loai-nangNitrit, amoni

Phân tử kim loại amoni trong nước. Ở những nơi chăn nuôi chuồng trại gia súc, nước thải sinh hoạt, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nông nghiệp đất bị nhiễm các hợp chất hữu cơ của nitơ thấm vào nguồn nước ngầm.

Tại Việt Nam, các trại chăn nuôi là rất nhiều nên nguồn nước bị nhiễm các chất độc hại này xảy ra cũng khá nhiều.

Nước nhiễm đá vôi

Nước ngầm, nước giếng khoan ở những vùng núi đá vôi hàm lượng canxi trong nước cao.
Nguồn nước bị nhiễm canxi rất dễ nhận đó là nước rất trong, khi đun sôi sẽ có cặn màu trắng bám ở đáy nồi.

Và nước giếng khoan có tốt không? Nước giếng khoan chỉ tốt khi các thành phần trong nước có hàm lượng đạt chuẩn.

Tại sao nước giếng khoan có màu vàng, nâu đỏ và tanh

Nguyên nhân gây nên hiện tượng nước giếng khoan có màu vàng là do nước bị nhiễm Sắt( nhiễm phèn ). Sắt trong nước giếng khoan thường tồn tại dưới dạng Sắt 2+ (Fe2+) hay oxit Sắt II không kết tủa tồn tại lơ lửng trong nước, gây nên màu vàng và mùi tanh khó chịu.
nuoc-gieng-khoan-bi-nhiem-phen

Tại sao nước giếng khoan có màu đục và cặn đen, nhớt và có mùi tanh khó chịu

Rất nhiều gia đình khi bơm nước từ giếng khoan lên, nước trông có vẻ rất trong nhưng khi để lâu trong không khí thì lại xuất hiện cặn vàng dưới đáy hoặc là váng (nhớt) nổi lên trên bề mặt. Và khi đưa tay chạm vào bể chứa thì lại thấy nhớt màu đen. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đó là nước giếng khoan đã bị nhiễm mangan nặng.
Một số loại nước giếng khoan phổ biến hiện nay là: nước nhiễm mặn, thường thấy ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Miền Trung; nước nhiễm sắt và mangan, được phát hiện nhiều ở khu vực Đồng Bằng Sông Hồng; nước chứa nhiều armoni và asen, phổ biến ở các đô thị lớn có nền công nghiệp phát triển và dân cư đông đúc; nước có nồng độ canxi cao, thường thấy ở khu vực Tây Nguyên.
nuoc-gieng-khoan-nhiem-mangan

Tại sao nước giếng khoan có vị mặn

Nước ta có khoảng 1 triệu ha đất nhiễm mặn. Chiếm tới khoảng 3% diện tích tự nhiên cả nước. Các vùng nhiễm mặn chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Có hơn 700 ngàn ha đất mặn và nhiễm mặn. Các địa bàn bị mặn xâm nhập vào sâu trong nội đồng từ 30 – 40km. Ngoài ra, ở các tỉnh duyên hải miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh, Ninh Thuận… diện tích đất nhiễm mặn cũng lên đến vài chục ngàn ha. Khi đất bị nhiễm mặn thì nước ngầm không tránh khỏi việc bị nhiễm mặn.
nuoc-gieng-khoan-bi-nhiem-canxi

Tại sao nước giếng khoan bị nhiễm vôi

Bạn có thể dễ dàng nhận ra nguồn nước gia đình đang dùng có cặn trắng ở dưới đáy ấm, phích nước khi đun sôi, các đường ống nước, trong vòi của bình nóng lạnh, hay vòi cấp nước của máy giặt…. Dân gian xưa có cách làm sạch các cặn vôi bám dưới đáy ấm bằng vắt nước chanh, dấm ngâm trong vòng 24h cho cặn canxi bong ra, dùng khoai tây đun với nước… nhưng chỉ một thời gian ngắn sau các vật dụng nhà bếp đã xuất hiện lại các cặn trắng canxi khó chịu này.

Hiện tượng trên là do nguồn nước bị “cứng” do có chứa nhiều can-xi và ma-giê hòa tan. Hầu hết các giếng khoan ở khu vực có đá vôi đều gặp phải. Nó không chỉ xuất hiện trong các gia đình tự khoan giếng mà còn ở cả các hộ dùng nước máy của thành phố, do khâu xử lý nước của nhà máy không đảm bảo.
nuoc-gieng-khoan-nhiem-voi

Vậy đâu là phương pháp xử lý nước giếng khoan bị ô nhiễm đơn giản,có thể áp dụng tại nhà :

Phương pháp xử lý nước giếng khoan hiệu quả

– Trong nước giếng khoan có chứa rất nhiều các kim loại: Fe, Asen, thủy ngân, crom, cianua… có hại cho cơ thể như: Asen( thạch tín) có trong nước giếng gây nên bệnh ung thư, thủy ngân. Khiến cho hệ thần kinh bị rối loạn và thận bị tổn thương. Nitrat đặc biệt nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Chì gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương não. Xyanua sẽ gây tổn thương đến phổi, da, các cơ quan tiêu hóa, nhôm  gia tăng quá trình lão hóa.

Trong đó thì Asen( thạch tín) là mối nguy hại hàng đầu. Nguyên nhân gây bệnh ung thư và có nguy cơ tử vong rất cao. Phương pháp chính để xử lý nước thải nước giếng khoan hiệu quả : Xây bể lọc, và sử dụng hóa chất.

Xây bể lọc nước giếng khoan gia đình

Nước sau lọc dùng cho mục đích sinh hoạt.Hệ thống gồm có 3 ngăn: lắng, lọc và chứa. Với các vật liệu lọc sử dụng là cát với các kích thước lớn và nhỏ, than hoạt tính và sỏi.

  • Phương pháp chỉ loại bỏ được các thành phần tạp chất có kích thước lớn, các tạp chất hữu cơ hòa tan kích thước nhỏ, kim loại nặng và các vi khuẩn vẫn còn.
  • Các lớp vật liệu lọc một thời gian phải súc rửa và thay mới gây nhiều khó khăn và vất vả cũng như hiệu quả lọc không như ban đầu.
  • Nước sau lọc trữ trong bồn chứa dễ bị tái nhiễm.He-thong-be-loc-nuoc-gieng-khoan
    vat-lieu-chinh-trong-xu-ly-nuoc-gieng-khoan

Dùng hóa chất để xử lý nước giếng khoan

Xử lý nước giếng khoan bằng phèn chua

Phèn chua được coi là phương pháp xử lý nước sinh hoạt truyền thống để làm sạch nước. Bạn chỉ cần thả một lượng phèn chua vừa đủ vào trong bể hay dụng cụ chứa nước và khuấy đều. Sau khi khuấy, phèn chua tan ra, tạo ra một lớp màng rất mỏng trên mặt nước. Lớp màng này từ từ chìm dần xuống kéo theo các tạp chất, cặn bẩn và chìm xuống dưới đáy. Lượng phèn chua bạn thả vào sẽ tùy theo độ trong của nước. Nếu nước chưa đủ độ trong thì bạn có thể tiếp tục cho thêm đến khi nước trong sạch như bạn muốn thì dừng lại.
xu-ly-nuoc-gieng-khoan-bang-phphen-chua

Khử trùng bằng hóa chất

Các hóa chất được sử dụng thường chứa clo như cloramin B dạng bột hoặc viên, hyppo-clorit canxi. Phương pháp này phù hợp để xử lý nước với thể tích nhỏ như nước đựng trong các chum, vại. Sau khi khử trùng có thể sử dụng cho đun nấu. Tránh dùng để uống.

Than hoạt tính

Nước được lọc qua lớp than hoạt tính sẽ được loại bỏ cặn bẩn , các chất phèn… Phương pháp này chỉ có thể áp dụng với nguồn nước bị nhiễm phèn nhẹ. Đối với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng thì phải hết hợp với các vật liệu lọc khác thì mới có thể đưa lại nguồn nước sạch.
xu-ly-nuoc-gieng-khoan-bang-than-hoat-tinh
Tùy từng trường hợp nước giếng khoan bị ô nhiễm mà có giải pháp cụ thể :

Cách xử lý nước giếng khoan bị phèn hay nhiễm sắt

Sử dụng tro bếp

Bạn chỉ cần cho khoảng 5 đến 10g tro bếp vào chậu nước cần khử phèn, để khoảng 15 đến 20 phút. Phản ứng hóa học giữa các thành phần trong tro bếp với nước phèn diễn ra trong khoảng thời gian này. Sẽ loại bỏ các hợp chất sắt không tan và mang lại lượng nước sạch, an toàn.
Tro bếp khi cho vào nước và hết phản ứng sẽ đọng xuống dưới chậu. Nên bạn có thể dễ dàng gạn lấy phần nước đã được khử phèn và sử dụng.
xu-ly-nuoc-gieng-khoan-bang-tro-bep

Khử sắt bằng vôi

Cũng tương tự như với tro bếp, chỉ cần cho vôi vào nước. Phản ứng hóa học xảy ra sẽ làm cho lượng sắt có trong nước bị khử sạch. Mang tới lượng nước không phèn, an toàn cho sức khỏe.

Thiết lập bể lọc nước gia đình

Tốn chi phí và công sức, an tâm hoàn toàn là nước đã được khử sạch phèn. Có thể sử dụng lâu dài.
Bể lọc nước có cấu tạo bên trong thường gồm 4 lớp:
– Lớp dưới cùng là sỏi tạo khoảng trống để gom nước
– Tiếp đó là đá thạch anh có công dụng lọc cặn
– Lớp tiếp theo là than hoạt tính giúp khử mùi, màu và các loại chất hòa tan
– Lớp trên cùng là cát mangan có công dụng khử sắt, mangan và mùi tanh. Các loại vật liệu lọc nước hay các thiết bị như bồn lọc nước, cột lọc nước cũng không khó tìm. Có thể tự làm tại nhà.
loc-nuoc-gieng-khoan

Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm Caxi

Phương pháp nhân gian
Làm sạch cặn vôi dưới đáy ấm bằng cách cho chút nước chanh hoặc giấm trong 24 giờ. Để làm cho cặn canxi bong hoặc dùng khoai tây đun với nước. Nhưng bất lợi là phải làm thường xuyên nếu không sẽ xuất hiện lại cặn canxi trắng.
Phương pháp hệ thống trụ lọc nước
Sử dụng hệ thống này có thể loại bỏ hoàn toàn lượng canxi có trong nước một cách đơn giản. Ngoài ra hệ thống này còn có tác dụng lọc phèn, tạp chất và các kim loại nặng có trong nước.
he-thong-xu-ly-nuoc-gieng-khoan-1

Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm Mn

Làm thoáng: Đối với cách này các bạn có thể sục oxy, làm giàn phun mưa, tháp cao tải . Mục đích làm oxy hóa , mangan và khử CO2 VÀ H2S làm tăng độ PH trong nước.

Bể lắng: Tác dụng của bể lắng đó là làm giảm các hàm lượng căn lơ lửng trong nguồn nước. Bên cạnh đó bể lắng còn giúp các hạn cặn có tỷ trọng lớn hơn nước lặng xuống đáy bể. Tuy nhiên thì hiệu quả của quá trình lắng phụ thuộc nhiều vào quá trình oxy hóa.

Bể lọc: Giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn, các hạt keo sắt , kết tủa của MnO2. Keo hữu cơ gây ra độ đục độ màu. có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lỗ rỗng. Nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt lớp vật liệu lọc.

Cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm Asen

Hà Nội là tỉnh thành có mức độ nhiễm asen cao nhất trong cả nước.  Đặc biệt khu Thanh Trì hàm lượng asen, sắt, mangan có trong nước vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép đến hơn chục lần.
Vì thế để khử Asen khỏi nước giếng khoan, ngoài những phương pháp thông thường kể trên. Bạn phải sử dụng bình lọc nước. Hoặc sử dụng công nghệ tiên tiến như công nghệ MET để khử kim loại nặng.

Giờ thì các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ” Nước giếng khoan có tốt không?”. Nếu bạn còn thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi : theo số điện thoại: 0888 31 31 81 hoặc Hotline: 0963 31 31 81. Chúng tôi phục vụ 24/7, miễn phí tư vấn.