Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tối ưu nhất hiện nay

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là một khâu rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Cụ thể là các bệnh viện, trạm xá nhằm tránh và khắc phục những tác động của các chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải… đối với môi trường và cuộc sống con người. Việc chọn công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn, tiết kiệm chi phí. Đảm bảo chất lượng đầu ra chính là một vấn đề hết sức quan trọng.

Thành phần nước thải bệnh viện

Hầu hết nước thải từ bệnh viện, phòng khám nha khoa – đa khoa – thẩm mỹ viện đều có các thành phần, đặc tính ô nhiễm gần giống như sau :

  • 1 phần nước thải từ nguồn sinh hoạt của bệnh nhân, nhân viên y tế. Như sinh hoạt hàng ngày : ăn, tắm giặt… chiếm 65-80%.
  • 1 phần từ các hoạt động khám chữa bệnh như dịch, máu. Các loại vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể người, các loại hóa chất dùng xét nghiệm. Các hóa chất dùng trong vệ sinh dụng cụ thiết bị, …, Chất hữu cơ, động thực vật, các loại dung môi sinh học, hóa học, dầu mỡ các phế phẩm thuốc, đa phần nước thải bệnh viện, phòng khám đều nhiễm vi sinh cao.

Tất cả đều có thể mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho con người nếu không được xử lý nước thải này trước khi thải ra ngoài môi trường.
thanh-phan-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Yêu cầu kĩ thuật

  • Xử lý triệt để được chất hữu cơ (COD, BOD5), cặn lơ lửng (SS) và các chất dinh dưỡng (S2-, N – NH4+…) → đảm bảo tiêu chuẩn xả thải theo quy định.
  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Sử dụng ít hóa chất.
  • Chi phí xử lý bùn thải thấp.
  • Hiện đại hóa cao.
  • Tự động hóa cao cho người vận hành.

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien-3

Các bước xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

  • Khảo sát, tư vấn xây dựng hệ thống xử lý nước thải
  • Thiết kế hệ thống xử lý theo yêu cầu khách hàng
  • Tiến hành xây dựng và lắp đặt hệ thống
  • Cung cấp các thiết bị, giấy tờ liên quan
  • Vận hành, bảo trì hệ thống sau bàn giao

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

Hiện nay 2 công nghệ được áp dụng và đang hoạt động rất hiệu quả trong việc xử lý nước thải bệnh viện trên toàn quốc. Với những ưu điểm mà 2 công nghệ trên đem lại: các công nghệ trên được xác định là công nghệ tối ưu cho việc xử lý nước thải. Công nghệ xử lý AAO và AO khác nhau do công nghệ AAO có giai đoạn kỵ khí giúp hiệu quả xử lý tăng cao, công nghệ xử lý AAO phù hợp với các bệnh viện có nước thải ô nhiễm vào mức nghiệm trọng.

Công nghệ xử lý AO phù hợp với khoảng 80 % bệnh viện hiện nay vì công nghệ này có hiệu quả xử lý cả BOD, COD, Amoni, Nitrat. Hiệu quả xử lý cao với quy trình xử lý tiên tiến đã giúp công nghệ AO trở lên vượt bậc so với các công nghệ tương đương.

Công nghệ AAO xử lý nước thải bệnh viện ( Anaerobic Anoxic Oxy )

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien--AAO

Công nghệ AAO công nghệ xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau. Làm giảm nhanh chóng nồng độ ô nhiễm trong nước thải. tiết kiệm diện tích.

Trong đó Bể Anaerobic là bể kỵ khí, Anoxic là bể thiếu khí, Bể Oxic là bể hiếu khí.

Bể Anaerobic (yếm khí, kỵ khí)

  • Nước thải bệnh viện sau khi qua các công trình phụ trợ như thu gom =>song chắn rác=>bể điều hòa lưu lượng sẽ được bơm vào bể A-Anaerobic. Trong bể này có chứa sẵn lượng vi sinh vật yếm khí / kỵ khí (nghĩa là vi sinh trong môi trường không có oxy). Vi sinh này có màu đen sẫm – nước thải được hòa trộn với loại vi sinh kỵ khí để bắt đầu quá trình xử lý.
  • Vi sinh kỵ khí là loại vi sinh có khả năng xử lý mạnh chúng sinh sống và xử lý chất ô nhiễm trong môi trường không có oxy. Loại vi sinh này sử dụng chất ô nhiễm (đại diện là BOD, COD, …) làm thức ăn sinh sôi nảy nở. Phát triển thành sinh khối trong thời gian chu kỳ lưu trong bể này khoảng 36h. Sau khi qua bể A-Anaerobic thì chất ô nhiễm như BOD, COD giảm khoảng 70%. Đảm bảo nồng độ bùn hoạt tính trong bể aerotank phải đủ.

Bể Anoxic

  • Là bể hay giai đoạn sau của bể A-Anaerobic, trong bể này cũng chứa sẵn vi sinh thiếu khí hay vi sinh sống trong môi trường ít khí. Loại vi sinh này có màu đen nhẹ ( lai giũa màu đen và nâu). Sự sinh sống và hoạt động của vi sinh này cũng tương tự như loại vi sinh kỵ khí. Chúng cũng sử dụng chất ô nhiễm làm thức ăn, nhưng chất ô nhiễm ở đây là Amoni, Nito, Photpho và một phần BOD, COD.
  • Sau thời gian lưu nước trong Anoxic từ 6-8h hàm lượng các chất ô nhiễm giảm xuống còn 30%. Hỗn hợp nước thải và vi sinh ít khí này tiếp tục chảy qua giai đoạn 3 để xử lý triệt để các chất ô nhiễm còn lại

Bể Oxy

  • Trong bể này, oxy được cung cấp nhiều vào bể bằng máy thổi khí và đĩa phân phối khí Jaeger đặt dưới đáy bể. Vi sinh hiếu khí này có màu nâu (màu café sữa) và sử dụng oxy để chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành sinh khối. Snh khối càng nhiều thì chất ô nhiễm trong nước thải càng bị xử lý nhiều nước càng sạch.
  • Sau thời gian lưu nước tại bể này là 9-12h, hỗn hợp nước và vi sinh tiếp tục chảy sang bể lắng để tiếp tục các chu trình khác.

Đây là 3 chu trình cơ bản trong xử lý nước thải bệnh viện. Mà bất kỳ loại nước thải nào áp dụng cơ chế vi sinh để xử lý nước thải đều phải có. Tùy vào loại nước thải mà có thể có hoặc không có . Bể A-anaerobic hoặc A-anoxic nhưng bể O-oxy (hay còn gọi là bể Aerotank) là bắt buộc phải có.

Ưu điểm

  • Chi phí vận hành thấp
  • Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy muốn chuyển địa điểm
  • Khi mở rộng quy mô, tăng công suất. Có thể nối lắp thêm các moodun hợp khối mà không dỡ bỏ để thay thế

Nhược điểm

  • Yêu cầu diện tích xây dựng.
  • Sử dụng kết hợp nhiều hệ vi sinh, hệ thống vi sinh nhạy cảm, dễ ảnh hưởng lẫn nhau. Đòi hỏi người vận hành hệ thống phải có kỹ năng.

Công nghệ AO xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải được dẫn qua hệ thống gom nước về hố thu nước thải. Hố thu nước thải bằng BTCT được xây dựng để thu nước thải từ các vi trí xả thải trong bệnh viện. Tại hố thu nước thải có gắn 2 bơm chìm (hoạt đọng luân phiên) để bơm nước từ hố thu về bể điều hòa. Bơm chìm hoạt động theo mực nước tự động bơm nước thải về bể điều hòa thông qua hệ thống ống dẫn dẫn nước về bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ.

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien-AO

Bể điều hòa

  • Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ dòng nước. Tránh làm sốc tải đối với các hệ thống xử lý sinh học tiếp theo.
  • Bể điều hòa được thiết kế với thời gian lưu > 12h đảm bảo nguồn nước luôn ổn định về lưu lượng và nồng độ.
  • Bể điều hòa cũng có tác dụng lắng sơ bộ để lắng toàn bộ các cặn lơ lửng trong nước thải. Để tránh ảnh hưởng tới các quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Bể điều hòa được lắp 2 bơm để bơm nước thải từ bể điều hòa qua bể sinh học thiếu khí (cụm bể xử lý AO).

Bể sinh học thiếu khí

  • Quá trình xử lý sinh học thiếu khí để khử triệt để lượng Amoni trong nước thải. Bể xử lý sinh học thiếu khí được cấy chủng vi sinh vật thiếu khí thích hợp giúp khử triệt để Nitrat và khử một phần COD, BOD. Bể sinh học thiếu khí được khuấy trộn bằng bơm bùn tuần hoàn giúp đẩy lượng khí nito (sinh ra từ quá trình khử nitrat: NO3-) ra khỏi dòng thải.
  • Sau đó nước từ bể sinh học thiếu khí sẽ được dẫn qua bể sinh học hiếu khí.

Bể sinh học hiếu khí

  • Tại bể sinh học hiếu khí, vi sinh vật hiếu khí được nuôi cấy và được cung cấp oxy bằng máy sục khí (kết hợp đĩa phân phối dạng tinh, cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho các vi sinh vật phát triển) khử toàn bộ lượng COD, BOD còn lại và chuyển hóa toàn bộ amoni thành Nitrat (sẽ được khử tại bể sinh học thiếu khí).

Bể lắng

  • Sau khi nước thải được khử toàn bộ các thành phần ô nhiễm. Thì nước thải được tách phần bùn vi sinh hiếu khí ra khỏi dòng nước thải tại bể lắng.
  • Bùn trong bể lắng sinh học được bơm về bể sinh học thiếu khí để duy trì lượng bùn sinh học. Để bể thiếu khí khử lượng Nitrat còn lại trong dòng thải. Sau thời gian bùn trong bể sinh học nhiều sẽ được xả bớt vào bể nén bùn.
  • Bể nén bùn sẽ tách nước khỏi bùn để làm giảm chi phí xử lý bùn. Bùn sau sau khi được nén sẽ phân hủy yếm khí trong bể để giảm lượng bùn. Bùn thải có thể được bơm về bể tự hoại và định kỳ hút bỏ. Nước trong sau xử lý bằng công nghệ được khử trùng bằng Clorin (được bơm định lượng bơm và bể khử trùng). Để diệt sạch lượng vi khuẩn, virus gây bệnh. Đảm bảo nguồn nước không gây ảnh hưởng tới môi trường.

Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ AO. Kết hợp với quá trình khử trùng sẽ được loại bỏ toàn bộ COD, N, P, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010 – BTNMT – cột A

Ưu điểm

  • Xử lý triệt để đồng thời hàm lượng chất hữu cơ BOD và chất dinh dưỡng N, P.
  • Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải chi phí thấp.
  • Hệ thống vận hành ổn định, tự động hóa cao.
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị thấp.

Nhược điểm

  • Do sử dụng VSV sống nên nhạy cảm với nhiệt độ, pH, SS, kim loại nặng và các chất độc khác có trong nước thải đầu vào.
  • Diện tích chiếm đất vào loại trung bình khá.

Hiện nay, công nghệ mới IFAS đã ra đời đã khắc phục một cách hiệu quả 2 công nghệ cũ AAO và AO. Vậy công nghệ IFAS là gì? Công tác lắp đặt hệ thống xử lý nước thải có dễ thực hiện không?

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện IFAS

IFAS là công nghệ xử lý nước thải kết hợp giữa công nghệ kỹ thuật vi sinh và kỹ thuật bùn hoạt tính phân tán.

Nguyên tắc hoạt động

Công nghệ IFAS (Intergrated fixed film activated sludge): Là công nghệ kết hợp đồng thời hai kĩ thuật xử lý bằng vi sinh:

  • Kĩ thuật vi sinh dính bám trên vật liệu mang cố định (fixed film).
  • Kĩ thuật bùn hoạt tính phân tán (dispended activated sludge) : sử dụng bùn hoạt tính xử lý nước thải.

Giúp hệ thống xử lý sẽ làm tăng cường lượng vi sinh xử lý nitơ trên vật liệu mang vi sinh. Cùng với việc tăng hiệu quả xử lý BOD bằng bùn hoạt tính phân tán. Nguyên tắc là cung cấp vật liệu mang vi sinh vào trong hệ bùn hoạt tính. Do vậy cho phép bùn hoạt tính loại bỏ phần lớn BOD. Đồng thời cho phép vi sinh dính bám trên vật liệu mang phát triển và oxi hóa amoni.

nguyen-ly-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien-IFAS

( Nguồn Youtube.com)

Ưu điểm

Điều chỉnh năng lực xử lý của trạm xử lý thông qua việc cấp vi sinh phân tán. Là tác nhân xử lý khi lưu lượng đầu vào tăng lên hoặc tải cơ chất kgCOD/ngđ; kgN/ngđ; kgP/ngđ tăng lên. Tức là trong chừng mực nào đó không cần mở rộng trạm xử lý.

  • Năng suất xử lý cao.
  • Tiết kiệm không gian (thể tích, diện tích) trạm xử lý hơn so với các công nghệ truyền thống khác.
  • Tính tự động hóa cao.
  • Thường được lắp đặt ở dạng thiết bị hợp khối (dạng thiết bị hay moduls). Nên dễ dàng cho công tác lắp đặt cũng như di dời khi cần.

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-benh-vien-IFAS

Nhược điểm

Vì IFAS là công nghê mới nên vẫn chưa được biết đến nhiều, nên độ tin cậy là chưa có.

Công nghệ IFAS với đặc điểm nổi trội là điều chỉnh được khả năng xử lý từ trạm lý bằng việc cung cấp các vi sinh. Chất lượng nước thải đầu ra luôn đảm bảo đạt chuẩn. Hệ thống vận hành dễ dàng, đơn giản với năng suất hoạt động tối ưu. Tính tự động hóa, tiết kiệm diện tích chính là nguyên nhân giúp công nghệ này nhận được đánh giá cao từ khách hàng.

Nếu có bất cứ thắc mắc cần tư vấn, đừng ngần ngại. Hãy liên hệ tới số hotline 0963 31 31 81  để được tư vấn miễn phí ( phục vụ 24/7).