Bùn vi sinh chết tại các bể xử lý nước thải là hiện tượng không hiếm gặp bởi trong quá trình vận hành có xảy ra sự cố. Vậy những nguyên nhân nào làm bùn vi sinh chết? Hãy đọc ngay bài viết để biết được nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời nhé!
Ở mọi nơi, từ trong nhà máy đến cửa xả đều tồn tại rất nhiều vi sinh có lợi. Tuy nhiên điều kiện môi trường và các thông số vận hành đều có thể là nguyên nhân làm chết các vi sinh này.
Những yếu tố tác động lên việc hình thành vi sinh trong bể
Nhiệt độ, thành phần của nước ảnh hưởng đến thành phần loài xuất hiện trong bể. Chẳng hạn như trong bể hiếu khí sẽ xuất hiện Bacteroides và bể kỵ khí sẽ có Lactobacillus.
+ Trong các nhà máy xử lý nước thải đô thị, vi khuẩn gram âm loại proteobacteria chiếm 21-65%. Trong đó Betaproteobacteria là nhóm phong phú nhất. Chúng chịu trách nhiệm chính trong việc loại bỏ các yếu tố hữu cơ và chất dinh dưỡng. Các nhánh khác là Bacteroidetes, Acidobacteria và Chloroflexi. Ngoài ra, khi trong bể có amoniac và oxy, Nitrosomonas cũng tồn tại để khử nito.
+ Tương tự trong công nghiệp, dựa vào khả năng phân hủy sinh học mà sẽ biết được nhóm vi sinh nào chiếm đa số.
THAM KHẢO : 5 NHÓM VI SINH TRONG BỂ BÙN VI SINH HOẠT TÍNH
Nguyên nhân làm bùn vi sinh chết
Khi vi sinh chết đi thì hiệu suất của bể cũng giảm. Chung quy lại chính do sự thay đổi của các yếu tố nhiệt độ, pH, thành phần nước sẽ ảnh hưởng đến vi sinh. Cụ thể như sau:
1/ Mất cân bằng dinh dưỡng trong bể là nguyên nhân đầu tiên
Thường là dư thừa photpho, nitơ hay cacbon làm lệch tỷ lệ C:N:P. Hệ quả là vi sinh bị sốc tải, pH vượt ra khỏi thang tiêu chuẩn =>Hàm lượng BOD, COD tăng cao.
Phản ứng keo tụ và lắng kém của các bông bùn làm hệ thống hoạt động kém hiệu quả. Các vi khuẩn xấu, luân trùng ở lại trong bùn và cạnh tranh dinh dưỡng với vi sinh tốt.
2/ Thiếu oxy cũng làm sụt giảm số lượng vi sinh hiếu khí
Cần đảm bảo DO trong nước bằng cách sục khí đều đặn.
+ Hàm lượng cao chất hoạt động bề mặt, hoá chất độc hại ức chế sinh trưởng của vi sinh.
+ Trên các hệ thống bùn hoạt tính, sự hiện diện của vi khuẩn dạng sợi là một vấn đề thực sự. Vi khuẩn dạng sợi tăng đột biến khi xảy ra phú dưỡng. Chúng sinh trưởng và cạnh tranh oxy & dinh dưỡng trực tiếp với vi sinh tốt.
Cách khắc phục bùn vi sinh chết
Bổ sung men vi sinh gốc
Bổ sung men vi sinh gốc để nuôi dưỡng vi sinh sẵn có cũng như tăng tuổi thọ của quần thể vi sinh trong hệ thống. Bằng cách mua men vi sinh gốc chất lượng tại công ty Vệ Sinh Môi Trường Số 1 Hà Nội cung cấp.
Duy trì DO ổn định
Duy trì DO ở mức 2-3.5 mg/L để đáp ứng nhu cầu oxy của vi sinh, tránh hình thành môi trường kỵ khí khiến vi khuẩn sợi xuất hiện. Đồng thời cũng hạn chế được mùi hôi do hình thành H2S.
THAM KHẢO : CÁCH BỔ SUNG DINH DƯỠNG CHO VI SINH HIỆU QUẢ
Ngoài ra, dựa vào màu của bùn cũng có thể đoán sức khỏe của hệ thống xử lý nước thải có đang hoạt động tốt hay không? Có cần bổ sung dinh dưỡng, oxy,… hay không? Để đưa ra phương án khắc phục kịp thời tránh để tình trạng để bùn vi sinh chết.
Cách nhìn màu bùn đoán sức khỏe hệ thống
Màu bùn thể hiện rất rõ tình trạng vi sinh trong hệ thống của bạn. Vi sinh ở trong tình trạng tốt mới có thể xử lý tốt nước thải. Vậy các loại màu bùn vi sinh như thế nào?
Màu nâu đỏ
Màu bùn vi sinh nâu đỏ là tốt nhất, thể hiện vi sinh khỏe mạnh. Cũng giống như các sinh vật khác, vi sinh vật được sinh ra – thích nghi – tăng trưởng mạnh mẽ – yếu dần – chết đi. Màu bùn nâu đỏ thể hiện vi sinh đang ở trong pha tăng trưởng.
Ở pha này, vi sinh vật bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh chóng, hấp thụ chất hữu cơ mạnh mẽ. Nhờ đó mà chất hữu cơ trong nước thải được xử lý, nước thải trong và sạch hơn.
Màu nâu nhạt
Màu bùn vi sinh nâu nhạt thể hiện vi sinh đang ở trong pha thích nghi. Trong giai đoạn này, vi sinh đang thích nghi với môi trường nên chúng có sử dụng chất hữu cơ cho tế bào sống. Tuy nhiên, lượng chất được dùng không nhiều. Vì vậy mà nước thải chưa được xử lý hiệu quả.
Đối với các hệ thống như nước thải sinh hoạt không có bếp ăn, màu nâu nhạt là chấp nhận được vì thực tế hệ thống này vốn ít ô nhiễm => ít thức ăn cho vi sinh => ít vi sinh.
Màu bùn đen
Khi màu bùn vi sinh đen, có hai trường hợp có thể xảy ra:
Vi sinh chuyển từ hiếu khí thành vi sinh kỵ khí (xảy ra đối với các vi khuẩn tùy nghi)
Khi xảy ra hiện tượng này, hệ thống thường có mùi hôi do quá trình phân hủy kỵ khí . Thường sinh ra các khí không mong muốn như H2S mùi trứng thối, khí metan… Đồng thời, trong cùng một khoảng thời gian, hiệu quả xử lý của vi sinh kỵ khí không tốt bằng vi sinh hiếu khí. Khi bùn đen, vi sinh hoạt động kém làm cho nước thải không được xử lý tốt.
Hướng xử lý: Kiểm tra máy sục khí và đường ống, tiến hành sục khí trở lại. Đồng thời có thể bổ sung thêm chủng vi sinh mới khỏe mạnh WWT của hãng Organica.
Vi sinh hiếu khí chết đi
Trường hợp 2 là vi sinh hiếu khí chết đi. Trong trường hợp này, bạn cũng cần kiểm tra máy sục khí và đường ống, tiến hành sục khí trở lại. Đồng thời bổ sung thêm vi sinh hiếu khí mới.
Nước thải sau xử lý có màu vàng
Đây là hiện tượng bùn vi sinh khó lắng. Có thể thấy được rằng hiện tượng nước thải sau xử lý có màu vàng nguyên nhân chủ yếu là do bùn vi sinh bị mất tính hoạt tính hay bị thiếu thức ăn nên không phát triển và rất mịn. Do đó, cách khắc phục tốt nhất chính là tăng lượng thức ăn (tải lượng) cho vi sinh vật.
Cụ thể là:
+ Tiến hành tăng lưu lượng nước cần xử lý.
+ Tiến hành gia tăng các chất hữu cơ tự nhiên, các chất dinh dưỡng phù hợp tạo điều kiện cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Và để biết các thông tin chi tiết về chất dinh dưỡng và loại chất dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh vật.
Trên đây là nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng bùn vi sinh chết. Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải. Nếu gặp bất cứ khó khăn gì? Hãy liên hệ ngay tới hotline của Công ty Vệ Sinh Môi Trường Số 1 Hà Nội để được trợ giúp ngay nhé!
Hotline tư vấn miễn phí 24/7 : 0963.313.181