Thành phần bùn thải nạo vét kênh mương & phương pháp xử lý

Bùn thải nạo vét từ kênh mương hiện đang là một vấn đề khá nhức nhối ở nhiều địa phương, đặc biệt tại Hà Nội. Do chưa có phương án giải quyết triệt để dẫn đến tình trạng đổ trộm bùn thải ra môi trường gây ô nhiễm. Công ty Dịch Vụ Vệ Sinh Môi Trường Số 1 tại Hà Nội là một trong số ít những đơn vị có khả năng xử lý loại bùn này. Để hiểu rõ hơn, khách hàng có thể tìm hiểu thêm những phương pháp xử lý bùn thải nạo vét từ kênh mương mà chúng tôi thực hiện.

Thành phần bùn thải nạo vét

Đặc điểm hóa lý bùn (trầm tích) sông, kênh rạch trên địa bàn thành phố như sau:

thành phần bùn thải nạo vét từ kênh mương

Về thành phần cấp hạt

Thành phần sỏi, sạn (>2mm) chiếm tỷ lệ không đáng kể, dao động trung bình 1–3%; thành phần cát (0,02–2,0mm) dao động rất lớn từ 0,7-71%, trung bình đạt khoảng 24%; thành phần sét (<0,002mm) dao động từ 13-58%, trung bình 39%. Như vậy, một số ít khu vực kênh rạch, bùn nạo vét vẫn có thể tận thu cát. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế cần được cân nhắc. Vì khả năng tách cát có thể bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ sét cao trong mẫu. Sự kết dính giữa 2 thành phần cát và sét sẽ cản trở khả năng tách cát của các mẫu bùn nạo vét.

Về hàm lượng kim loại

Bùn thải nạo vét từ kênh mương có chứa nhiều kim loại nặng đã vượt ngưỡng cho phép. Đáng chú ý là hàm lượng Zn và Cr rất cao. Tập trung chủ yếu ở khu vực kênh rạch trung tâm Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ,…

  • Hàm lượng Zn dao động từ 28,2–1.456 mg/kg, trung bình 264 mg/kg. So với QCVN 43:2017/BTNMT, có 21/80 vị trí lấy mẫu (chiếm khoảng 26,3%) cao hơn quy chuẩn (315 mg/kg).
  • Hàm lượng Cr dao động từ 28,2 – 332 mg/kg, trung bình 88,1 mg/kg. So với QCVN 43:2017/BTNMT, có 17/80 vị trí lấy mẫu (chiếm khoảng 21,3%) cao hơn quy chuẩn (90 mg/kg).
  • Các kim loại khác như Cu, Pb, As, Cd, Hg có hàm lượng tương đối thấp. Không có mẫu vượt ngưỡng nguy hại QCVN07 đối với thành phần kim loại.

Hiện nay thành phần kim loại có trong bùn thải tương đối cao. Nếu không có biện pháp xử lý kim loại trong bùn thải, chúng có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường.

Về thành phần tổng nitơ, phospho, TOC, OM

Bùn sông, kênh rạch Hà Nội có thành phần N, P tương đối cao.

  • Tổng N dao động trong khoảng 638–5.706 mg/kg, trung bình 2.147 mg/kg;
  • Tổng P dao động trong khoảng 168–3.359 mg/kg, trung bình 1.064 mg/kg.
  • Thành phần chất hữu cơ TOC và OM ở nhóm kênh rạch tiêu thoát nước cao hơn so với các nhóm mục đích sử dụng khác. Các giá trị cao phần lớn đều tập trung tại các sông hồ ở trung tâm. Giá trị dao động TOC từ 0,92–10,8%, trung bình 4,75%; giá trị OM dao động trong khoảng 3,35–17,0%, trung bình 8,74%.

Hiện nay, khối lượng bùn phát sinh từ các dự án nạo vét sông, kênh mương của thành phố ước tính vào khoảng 2-3 triệu m3/năm. Trong khi đó lượng bổ cập từ các nguồn nước thải và phù sa ước tính vào khoảng 6,6 triệu m3/năm. Làm gia tăng bề dày lớp trầm tích ước tính tương đối khoảng 5cm/năm. Với tốc độ thực hiện các dự án nạo vét như hiện tại (khoảng 5% tổng chiều dài sông, kênh rạch thành phố/năm). Khối lượng bùn nạo vét phát sinh hàng năm không có xu hướng giảm xuống.

Tại sao phải xử lý bùn thải nạo vét?

Bùn thải nạo vét kênh mương chứa nhiều thành phần nguy hại

Hiện nay, ở rất nhiều tỉnh thành, bùn thải nạo vét từ các kênh mương đa phần được đổ ra môi trường. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi thực tế hệ thống kênh rạch ở hầu hết các địa phương đều bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đây chính là nơi tích tụ, bùn lắng từ nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, nước thải đô thị…

Chính vì thế, bùn thải kênh mương luôn chứa các thành phần nguy hại. Loại bùn này khi thải ra môi trường mà không có bất kỳ phương án xử lý nào. Sẽ khiến các chất độc hại thẩm thấu vào đất gây ô nhiễm môi trường. Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, đe dọa đến sức khỏe con người.

Tại sao cần hút bùn cống rãnh, bùn thải nạo vét theo định kì?

Trong quá trình sử dụng, các chất thải sau khi bị phân hủy thì hóa bùn cặn và lắng xuống dưới đáy bể. Tuy nhiên nếu quá lâu chúng ta không tiến hành nạo vét và hút bùn thải thì chất cặn sẽ ngày càng đầy và gây ra tình trạng tắc cống, trào ngược nước thải. Đặc biệt là gây ra mùi hôi rất khó chịu do sự hoạt động mạnh của vi khuẩn.

Đó là chưa kể tới một số bể chứa bùn thải hoặc đường cống rãnh. Thường xuyên có cát chảy xuống theo đường ống nước thải. Dẫn đến tình trạng nhanh chóng bị đầy hoặc tắc nghẽn.

hút bùn thải nạo vét sông hồ định kỳ

Để có thể giải quyết sự cố trên và giúp khơi thông dòng chảy. Cũng như để đảm bảo an toàn cho bể và sức khỏe người dùng. Thì các chuyên gia môi trường khuyến cáo chủ công trình nên thực hiện hút bùn cống rãnh, bùn hố ga, bùn vi sinh, bùn ao hồ theo định kì. Hoặc dựa vào tình hình thực tế cũng như mức sử dụng mà có phương án thông hút kịp thời.

Quy định nhà nước về phương án xử lý & tái chế bùn thải nạo vét

Tái sử dụng, tái chế bùn nạo vét (nhưng bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường). Đây là hoạt động được khuyến khích theo quy định của pháp luật hiện hành.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ. Quy định về quản lý chất thải và phế liệu, bùn nạo vét (từ biển, sông, hồ, kênh, mương, hệ thống thoát nước và các vùng nước khác). Phải thu gom, vận chuyển, đổ thải, tái sử dụng, tái chế và xử lý bùn thải theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 53 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP. UBND cấp tỉnh quy định địa điểm đổ thải, xử lý bùn nạo vét. Do vậy, đề nghị ông liên hệ với UBND cấp tỉnh để được hướng dẫn cụ thể về tái sử dụng, đổ thải bùn nạo vét.

Những phương pháp quản lý & xử lý bùn nạo vét

Các nước trên thế giới

Phương pháp tách nước

Trên thế giới hiện có khá nhiều phương pháp xử lý bùn kênh rạch được ứng dụng. Trong đó phổ biến nhất là phương pháp tách nước. Theo phương pháp này, phần nước được tách ra sẽ đi qua hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường. Bùn khô thu được sẽ được xử lý bằng một số phương pháp như ổn định hóa rắn, đốt, chôn lấp, tái sử dụng…

Tất nhiên việc ứng dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào thành phần, tính chất của bùn.

Xử lý bùn thải thành vật liệu san lấp

Phương án xử lý bùn thải bằng công nghệ trộn bùn mềm với xi măng. Sử dụng khí nén hỗn hợp qua đường ống đã được ứng dụng và cải tiến rất nhiều. Để phù hợp với đặc điểm thực tiễn của từng quốc gia trong đó có Bỉ, Hà Lan, Nhật Bản, Singapore …

Đây là bước đột phá nhằm tháo gỡ các nút thắt bất cập trong phát triển kinh tế – xã hội. Vừa tận dụng được nguồn tài nguyên tái chế. Để thay thế vật liệu san lấp đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Giảm tình trạng đổ bùn thải nạo vét ra biển gây ô nhiễm môi trường. Và hệ sinh thái và bổ sung quỹ đất cho tương lai.

Điển hình như các dự án:

 

dự án biến bùn thải nạo vét thành vật liệu san lấp

1/ Xử lý bùn nạo vét thành vật liệu san lấp tại cảng New Jersey, Mỹ tháng 8/2015

2/ San lấp bằng vật liệu bùn nạo vét đã xử lý tại sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) năm 2001

3/ San lấp bằng vật liệu bùn nạo vét đã xử lý tại đảo Hoành Sa – Thượng Hải – Trung Quốc năm 2015

Ngoài ra còn một số phương pháp xử lý bùn cặn khác.

Tại Việt Nam

Bùn phát sinh từ các dự án nạo vét đang được vận chuyển và xử lý tại các công ty dịch vụ vệ sinh môi trường. Chiếm khoảng 20-30% khối lượng bùn nạo vét; khoảng 22% (phát sinh từ cảng nội địa) được xử lý đổ thải ngay tại khu vực cảng; khoảng 48-58% lượng bùn nạo vét còn lại được đem đi thải bỏ ở những khu vực khác. Nằm ngoài địa điểm được quy hoạch xử lý.

Về công tác quản lý bùn nạo vét trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiện còn gặp nhiều khó khăn như chưa có hướng dẫn về phân định tính chất thành phần bùn nạo vét kênh rạch. Và phương án xử lý, thải bỏ cuối cùng; chưa có các quy định cụ thể về thời gian và các tuyến đường vận chuyển bùn nạo vét kênh rạch. Phù hợp với mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy của thành phố; chưa xây dựng được cơ chế thu hút đầu tư cho hoạt động tận thu sản phẩm từ quá trình nạo vét. Để giảm khối lượng bùn thải cần được xử lý;…

Đơn vị vận chuyển & xử lý bùn thải nạo vét

Để hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn. Vướng mắc trong xử lý bùn thải nạo vét kênh mương. Tại Việt Nam đã có nhiều đơn vị ứng dụng những phương pháp xử lý bùn kênh rạch tiên tiến từ các nước trên thế giới. Tuy nhiên, để những phương pháp xử lý bùn kênh rạch mang lại hiệu quả. Thì đòi hỏi đơn vị thực hiện có hệ thống xử lý hiện đại cũng như yêu cầu trình độ cao. Và công ty Dịch Vụ Vệ Sinh Môi Trường Đô Thị Số 1 tại Hà Nội là một trong số ít những đơn vị có đủ năng lực để thực hiện tốt công việc này.

hút và vận chuyển bùn thải nạo vét kênh mương

Vậy nên, khách hàng có nhu cầu hoặc đang tìm hiểu về những phương pháp xử lý bùn cặn từ kênh rạch. Có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tận tình, nhanh chóng nhất.

Hotline : 0963 31 31 81

SĐT bàn: 3.477.477