Huyện Mỹ Đức – Hà Nội với 30% hộ dân được sử dụng nước sạch. Còn lại hầu hết vẫn sử dụng nước giếng khoan và nước mưa, thậm chí nước tại giếng làng. Đi kèm với đó là hàng loạt các bể chứa, bể lọc nước sinh hoạt trên toàn Huyện. Và để đảm bảo đủ nước sinh hoạt và nước sạch thì vệ sinh, thau rửa bể định kỳ là rất cần thiết. Vậy dịch vụ thau rửa bể nước tại Mỹ Đức nào uy tín, giá rẻ đây? Cùng tìm hiểu nhé !
Nước sinh hoạt tại huyện Mỹ Đức – Hà Nội
Huyện Mỹ Đức nằm ở phía Tây Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội chừng 52km theo đường quốc lộ 21B. Nhờ địa thế đắc lợi, giao thông thuận tiện nên đời sống dân sinh ở huyện Mỹ Đức đang có xu thế phát triển không ngừng. Mặc dù hiện nay huyện Mỹ Đức có 100% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Nhưng chỉ 30% số hộ được sử dụng nguồn nước sạch còn lại vẫn là sử dụng nước giếng khoan và nước mưa. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn toàn huyện. Chỉ có 3 trạm cấp nước sạch tập trung đang hoạt động và 1 trạm đang đầu tư xây dựng. (Theo đại diện Phòng Quản lý đô thị huyện Mỹ Đức cho biết) .
- Đối với 3 trạm đang hoạt động, riêng trạm cấp nước Thiên Trù chỉ hoạt động trong mùa Lễ hội. Phục vụ cho các hộ kinh doanh buôn bán và du khách về thăm quan lễ hội 3 tháng đầu năm trong khu vực Chùa Thiên Trù.
- 2 trạm còn lại ở xã Hương Sơn.
Xã Hương Sơn
Xã Hương Sơn có 2 trạm gồm Trạm cấp nước sạch thôn Hội Xá (do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư). Và Trạm cấp nước sạch thôn Yến Vỹ đang hoạt động phục vụ nhân dân trên địa bàn xã Hương Sơn.
Tính đến nay số hộ dân trên địa bàn xã Hương Sơn đang sử dụng nước sạch tập trung được 4.695 hộ/53.900 hộ. Đạt 8,7% số hộ trên địa bàn huyện (tương đương với số dân được sử dụng nước sạch là 18.400 người/198.000 người).
Hiện tại trên địa bàn huyện Mỹ Đức còn lại 20 xã và thị trấn Đại Nghĩa chưa có nước sạch tập trung. Chỉ sử dụng các nguồn nước từ giếng khoan, giếng đào và nước mưa. Nguyên nhân là do công trình xây dựng Trạm cấp nước thị trấn Đại Nghĩa còn chậm tiến độ.
Tại thị trấn Đại Nghĩa
Mặc dù đã triển khai xây dựng hơn 5 năm với tổng kinh phí đầu tư lên tới hơn 40 tỷ đồng. Nhưng đến nay Trạm cấp nước sạch thị trấn Đại Nghĩa (huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội) vẫn trong tình trạng dang dở chưa thể đưa vào sử dụng.
Trong khi đó, hàng chục nghìn hộ dân địa phương hàng ngày vẫn sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh và thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
Xã Tuy Lai
Nhiều năm nay, nguồn nước sinh hoạt duy nhất của gia đình bà Nguyễn Thị Hoa và nhân dân thôn Cát (xã Tuy Lai) là nước mưa và giếng đào. “Nước mưa được trữ trong bể xây, dành riêng cho nhu cầu ăn uống. Để có nước tắm giặt, chăn nuôi… gia đình tôi đã phải vay ngân hàng 30 triệu đồng khoan giếng, mua máy bơm”.
Không may mắn như gia đình bà Nguyễn Thị Hoa. Việc khoan giếng lấy nước sinh hoạt của nhân dân các xã: Mỹ Thành, An Mỹ, Hồng Sơn… khó khăn hơn và chi phí cũng cao hơn.
Trước đây, chỉ cần khoan một mũi xuống khoảng 20-25m là có nước. Nhưng bây giờ nhiều gia đình phải khoan 2-3 mũi, sâu tới 60-70m. Thậm chí ở thôn Vĩnh Xương (xã Mỹ Thành)… phải khoan sâu hơn 100m mới tìm được nguồn nước. Chi phí khoan giếng, làm hệ thống bơm, lọc cũng dao động 40-100 triệu đồng. Để giảm chi phí, các hộ dân ở đây “góp tiền” khoan giếng chung, rồi tự đầu tư hệ thống xử lý nước…
Xã Phúc Lâm
Tình trạng cũng xảy ra tương tự tại xã Phúc Lâm. Có lẽ xã này nên được ghi vào sách Kỷ lục Guiness vì số lượng giếng khoan. Trung bình mỗi gia đình có từ 2-4-6 cái giếng khoan trong nhà. Anh Song – cư dân xóm 5 kể rằng. Hàng ngày, nhà anh bơm nước vào buổi sáng và chiều. Mỗi lần như vậy, anh mất rất nhiều thời gian để mồi nước. Ấy vậy mà nước chẳng được bao nhiêu, có hôm còn chẳng đủ dùng chứ đừng nói dự trữ được giọt nào!
Và tiền khoan giếng cũng chẳng phải rẻ mạt gì, mỗi mũi khoan ở đây có giá từ 25 đến 30 triệu. Tùy vào độ sâu của giếng và tầng địa chất ở khu vực; có giếng phải khoan sâu tận 70 mét. Có nhà phải khoan đến 4 mũi mới thấy nước! Tiền điện để vận hành hệ thống máy bơm của nhà anh Song luôn ở mức trên dưới 1 triệu đồng.
Có người còn chẳng có tiền khoan giếng, hàng ngày họ cứ xách can, thùng đi xin mỗi nhà một ít nước. Xin được bao nhiêu dùng bấy nhiêu, quan điểm là tiết kiệm nước ở mức tối đa.
Biện pháp xử lý
Quy hoạch, bổ sung thêm nhà máy nước Xuân Mai
Ông Lê Văn Du – Phó Trưởng phòng Hạ tầng, Kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết. “Đến thời điểm hiện nay, phương án quy hoạch đã được UBND TP Hà Nội báo cáo Bộ Xây dựng. Bộ Xây dựng cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ,. Tuy nhiên về nội dung thì giữa UBND TP Hà Nội và Bộ Xây dựng vẫn còn một số điểm chưa thống nhất. Đặc biệt là bổ sung thêm một số nhà máy nước để đáp ứng nhu cầu cho Hà Nội như nhà máy nước Xuân Mai”.
Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, quy hoạch cấp nước mới vẫn chưa được phê duyệt; Chưa biết đến bao giờ hàng trăm nghìn người dân mới có nước sạch để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
Đưa nước hồ Quan Sơn vào sử dụng
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng cao của nhân dân. Hạn chế gây ra hiện tượng sụt lún đất và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Huyện Mỹ Đức đã phối hợp với Công ty Nước sạch Hà Đông khảo sát nguồn nước hồ Quan Sơn để cấp cho Nhà máy Nước sạch Đại Nghĩa.
Tuy nhiên vài năm gần đây hồ Quan Sơn không ổn định nguồn sinh thủy. Chưa có công trình thay thế nước tưới cho khoảng 7.000ha sản xuất nông nghiệp của 14 xã ven hồ. Vì vậy, dự án chưa thể xây dựng phương án lấy nước hồ để cấp nước thô cho Nhà máy Nước sạch Đại Nghĩa…
Sử dụng máy lọc, thiết bị lọc nước
Bên cạnh đó việc tuyên truyền, hướng dẫn người dân trên địa bàn huyện thực hiện các biện pháp xử lý nước.
Người dân ở xã Phúc Lâm cũng tự trang bị cho gia đình một máy lọc RO. Thậm chí để an toàn hơn họ còn lắp đặt bể lọc có cát, sỏi, than hoạt tính… Nhưng đến máy lọc hiện đại như RO cũng “bó tay” với nước ở đây. Chỉ sau khoảng 2 tháng “chạy cật lực”, bộ lọc cũng cứng đơ lại bởi các mảng cặn đóng bánh lại.
Và chi phí mua máy lọc nước cũng rất tốn kém.
Xây bể chứa, bể lọc nước sinh hoạt
Trong khi chờ nước sạch về, người dân nên chủ động xây bể lọc nước giếng, nước mưa để tích trữ phòng khi mùa cạn hiếm nước. Phòng khi mùa cạn thiếu nước sinh hoạt. Phương án này được sử dụng tại đa số các hộ gia đình. Bởi chi phí xây dựng bể lọc và chi phí mua các vật liệu lọc cũng rất rẻ, dễ kiếm.
Tuy nhiên, bởi nguồn nước ngầm không sạch. Để đảm bảo hệ thống lọc tốt. Người dân nên vệ sinh bể nước sinh hoạt định kỳ. Có 2 phương pháp thau rửa bể nước :
Thau rửa bể nước thủ công
Nhiều hộ gia đình muốn tiết kiệm chi phí trong việc thau rửa bể nước mà áp dụng các phương pháp thủ công để thực hiện. Trong đó hóa chất là một trong những sản phẩm thường được sử dụng để thau rửa bể nước ngầm. Việc tự ý sử dụng hóa chất tẩy rửa có thể làm sạch 100% trên bề mặt. Nhưng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nước. Do lượng tồn dư của hóa chất khi tẩy rửa không sạch còn lại. Đây là một trong những khuyết điểm mà phương pháp thủ công tại nhà chưa khắc phục được.
Dịch vụ thau rửa bể nước chuyên nghiệp
Để đảm bảo an toàn cho chất lượng nguồn nước sử dụng hàng ngày. Nhiều gia đình có khuynh hướng sử dụng dịch vụ thau rửa bể nước tại Mỹ Đức để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Và nếu quý khách đang tìm kiếm một dịch vụ thau rửa bể nước tại Mỹ Đức uy tín và có giá rẻ. Nhưng vẫn đang phân vân vì trên thị trường hiện nay có quá nhiều đơn vị thau rửa bể nước. Thì hãy liên hệ với công ty Vệ Sinh Môi Trường Số 1 Hà Nội của chúng tôi.
Dịch vụ thau rửa bể nước tại Mỹ Đức – Hà Nội của công ty vệ sinh môi trường số 1 Hà Nội
Chúng tôi nhận thau rửa bể nước cho 22 xã trên toàn huyện Mỹ Đức. Bao gồm : thị trấn Đại Nghĩa (huyện lỵ) và 21 xã: An Mỹ, An Phú, An Tiến, Bột Xuyên, Đại Hưng, Đốc Tín. Đồng Tâm, Hồng Sơn, Hợp Thanh, Hợp Tiến, Hùng Tiến, Hương Sơn, Lê Thanh, Mỹ Thành. Phù Lưu Tế, Phúc Lâm, Phùng Xá, Thượng Lâm, Tuy Lai, Vạn Kim, Xuy Xá.
Chúng tôi cam kết chất lượng bởi kinh nghiệm và chuyên môn sâu về lĩnh vực vệ sinh và bảo dưỡng bể nước. Và mạng lưới của công ty phân bổ khắp các quận huyện trên địa bàn Hà Nội.
Vì vậy đến với chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến sự hài lòng cao nhất dành cho quý khách hàng.
Hotline tư vấn miễn phí 24/7: 0963. 313.18