Tìm hiểu các loại bể trong xử lý bùn thải : bể chứa bùn – bể nén bùn – máy ép bùn

Bùn thải là một sản phẩm phụ của quá trình xử lý nước thải ở bất kỳ nhà máy xử lý nước thải kiểu truyền thống nào. Và trong khi nước đã xử lý có thể xả ra các nguồn tiếp nhận theo quy định của giấy phép xả thải, thì công tác xử lý bùn phức tạp hơn nhiều. Trong đó thì các loại bể trong xử lý bùn thải là không thể thiếu được. Vậy có những loại bể nào cần thiết trong xử lý bùn thải. Cùng tìm hiểu nhé!

Các loại bể trong xử lý bùn thải

Bể chứa bùn hay bể trung gian là gì?

Như tên gọi, bể này có nhiệm vụ chính là lưu bùn. Các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp phát sinh bùn sẽ được chuyển về đây để lưu trữ. Với nhiều doanh nghiệp có kinh phí sẽ sử dụng thêm cả máy ép bùn giúp chúng nhanh khô, giảm kích thước hoặc có thể xây sân phơi bùn. Bùn này sau đó sẽ được chuyển cho các đơn vị có chức năng thu gom theo đúng thông tư đã ban hành của nhà nước về quản lý chất thải nguy hại.

Vì máy ép bùn băng tải hoạt động gián đoạn, nên cần thiết phải xây dựng hố chứa bùn để hiệu chỉnh thể tích bùn giữa quy trình tách nước và qui trình nén bùn.

Bể chứa bùn được trang bị hệ thống sục khí nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật kỵ khí, mùi hôi phát sinh từ bể này được cô lập tốt.

Bể nén bùn

Bể nén bùn trong xử lý nước thải là bể cô đặc trọng lực làm việc tựa như bể lắng đứng hình tròn. Dung dịch cặn sẽ loãng đi vào các buồng phân phối đặt ở tâm bể, sau đó cặn lắng xuống được lấy ra từ đáy bể, nước được thu bằng máng vòng quanh chu vi bể đưa trở lại khu xử lý nước thải.

Bể nén bùn trong xử lý nước thải

Bể nén bùn là cần thiết để làm tăng hàm lượng chất rắn trong bùn và giảm khối lượng nước. Quá trình này giúp giảm thiểu tải cho quá trình khử nước của bùn trong máy ép bùn băng tải. Váng nổi trên bề mặt của bể nén bùn sẽ được tuần hoàn về hố bơm để tái xử lí.

Máy ép bùn băng tải

Hiện nay hầu hết các công trình xử l‎ý nước thải, ngòai phần nước sau xử lí đạt tiêu chuẩn môi trường đã được thải ra bên ngòai, thì còn lại các lọai cặn bùn sau quá trình xử lý phải thu gom hay tiêu hủy, khối lượng bùn cặn này có hàm lượng chất rắn nhỏ (1-2%) nhưng lại chiếm thể tích lớn.

Máy ép bùn băng tải là một trong những thiết bị áp dụng hiệu quả nhất trong những hệ thống xử lý‎ nước thải về mặt kinh tế kỹ thuật và xã hội. Máy được thiết kế dựa trên nguyên l‎ý lọc ép qua hai băng tải lọc và có điều chỉnh lực ép.

Bể chứa bùn

Không phải hệ thống nào cũng cần bể chứa bùn, tuy nhiên để cải thiện chất lượng xử lý người ta thường cho thêm bể trung gian vào trong hệ thống xử lý nước thải.

bể trung gian là gì

Có 2 loại bể trung gian chứa bùn

Bể trung gian chứa bùn tại bể lắng

Để hiệu quả thu bùn tại bể lắng tốt hơn, thu được bùn đặc hơn tránh trường hợp bùn không thu kịp bị nổi lên trên. Người ta bố trí một ngăn nhỏ đặt bơm tuần hoàn bùn. Loại bể trung gian chứa bùn này thường được áp dụng trong các hệ thống xử lý nước thải công suất lớn.

Bể chứa bùn

Chức năng của bể chứa bùn là để chứa và xử lý lượng bùn dư trong xử lý nước thải, chứa bùn để bơm lên các máy ép bùn bố trí trong hệ thống.

Tính toán bể chứa bùn trong xử lý nước thải

Thể tính bể trung gian chứa bùn tùy thuộc vào vị trí của bể trung gian chứa bùn

  • Bể trung gian chứa nước ở bể Hiếu khí và bể trung gian chứa bùn sau bể lắng thường rất nhỏ. Vì hai bể này có đáy thông với bể Hiếu khí và bể lắng.
  • Bể trung gian chứa nước lọc và bể chứa bùn. Thể tích phụ thuộc vào công suất xử lý của hệ thống và công suất của bơm lọc. Thông thường bể trung gian chứa nước lọc áp lực thường có thời gian lưu khoảng lớn 1h – 2h.

Bể chứa bùn thì thể tích phụ thuộc vào chi phí đầu tư, có thể càng lớn càng tốt.

Bể nén bùn trong hệ thống xử lý nước thải

Trong các loại bể của hệ thống xử lý nước thải, bể nén bùn, bể phân hủy bùn. Hay bể nén bùn trọng lực là các bể ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận hành. Bể nén bùn là công trình rất quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Khi hoạt động hiệu quả cao sẽ mang lại chi phí vận hành tối ưu cho toàn bộ hệ thống xử lý nước thải.

Vai trò của bể nén bùn trong hệ thống xử lý nước thải

Với chức năng chính là cô đặc bùn, giảm lượng nước chứa trong bùn qua đó làm giảm khối lượng thế tích. Với mong muốn cuối cùng là giảm khối lượng bùn được thu gom. Cũng như đơn giản hóa phương án thu gom bùn của hệ thống xử lý nước thải.

Chức năng của bể nén bùn trong xử lý nước thải

Bể nén bùn trong xử lý nước thải có chức năng cô đặc bùn. Giảm lượng nước chứa trong bùn dẫn đến giảm khối lượng và thể tích bùn. Tạo điều kiện cho quá trình thu gom và xử lý lớp bùn thải này được nhanh hơn.

.chức năng bể nén bùn trong xử lý nước thải

Phân loại bể nén bùn trong thực tế

Bể nén bùn có rất nhiều loại và tùy vào đặc tính bùn cũng như phương thức sử dụng mà bể nén bùn có thể được chia ra các loại như sau:

Bể nén bùn trọng lực

Dựa vào lực ép thông thường của pittong mà loại bỏ lượng nước có trong bùn.

Bể phân hủy bùn hiếu khí

Sử dụng phương pháp hiếu khí nhằm thúc đẩy quá trình phân hủy nội bào để phân hủy bùn. Nguyên lý của phương pháp nầy dựa trên quá trình đưa oxy vào bùn nhưng không cũng cấp nước thải. Tức là không cung cấp dinh dưỡng. Khi đó, các vi sinh vật sẽ thiếu dinh dưỡng. Nên sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy nội bào qua đó làm giảm thể tích bùn.

Nguyên tắc hoạt động của bể nén bùn hay bể phân hủy bùn

Bể nén bùn có nguyên lý làm việc tương tự như bể lắng hình tròn. Dung dịch bùn cặn được đi vào ống trung tâm đặt ở tâm bể và bùn cặn dưới tác dụng trọng lực. Thì bùn cặn sẽ được lắng xuống dưới đáy. Và nước sạch sẽ được thu bằng máng vòng quanh bể và được đưa trở lại hệ thống xử lý.

nguyên tắc hoạt động của bể nén bùn

Đối với các hệ thống xử lý nước thải có công suất lớn thì thông thường bố trí bộ gạt cặn dưới đáy trung tâm. Lớp bùn cặn sau khi lắng xuống bể sẽ được tay gạt gạt bùn xuống đáy bể. Tại đây bơm bùn vào máy ép bùn khung bản.

Tính toán bể nén bùn trong xử lý nước thải

Đối với các hệ thống này thì chiều cao bể thường chọn từ 3 – 3,7 m.

Ống phân phối trung tâm có đường kính bằng 10 – 20% đường kính bể, chiều cao của ống từ 1 – 1,25m.

Diện tích bể xác định theo tải trọng cặn (kg/m2) phụ thuộc vào từng loại cặn cần cô đặc. Khi tính toán bể nén bùn ta dựa vào tải trọng bề mặt của bể, tải trọng bề mặt nằm trong khoảng từ 24 – 30 m3/m2.ngày là được.

Tải trọng bề mặt = Q (m3/ngày)/S(tiết diện bể m2)

Thể tích bể kiểm tra theo thời gian lưu cặn trong bể từ 0,5 – 20 ngày. Tỷ lệ nghịch với nhiệt độ ngoài trời, thời tiết nóng và ẩm thì lấy trị số nhỏ.

Thời gian lưu cặn trong bể bằng thể tích vùng chứa cặn chia cho lượng bùn cặn được rút ra khỏi bể nén bùn theo giờ trong ngày.

Máy ép bùn băng tải

Tách nước bùn thải là gì?

Bùn thải phát sinh ở giai đoạn cuối của các hệ thống xử lý nước thải. Dạng huyền phù có hàm lượng nước rất cao và nồng độ chất rắn thấp từ 1-3%. Nên việc xử lý bùn thải ở các bước tiếp theo rất tốn kém. Do đó tách nước bùn thải là điều rất cần thiết. Tách nước bùn thải là quá trình làm giảm thể tích và khối lượng bùn đến mức thấp nhất có thể. Bằng các biện pháp cơ học hoặc thủ công.

Vì sao cần phải tách nước bùn thải?

Chi phí vận chuyển và xử lý bùn thải được tính toán dựa trên khối lượng bùn. Việc tách nước bùn thải có thể làm thể tích và khối lượng bùn xuống 10 lần. Điều đó đồng nghĩa chi phí mà quý công ty thuê các đơn vị thu gom và xử lý bùn thải cũng sẽ giảm xuống 10 lần tương ứng.

Bùn từ bể chứa bùn được bom vào máy ép bùn băng tải để tách nước. Polymer sẽ được châm vào như là chất phụ trợ nhằm liên kết các hạt bùn lại với nhau. Để quá tình tách nước được dễ dàng hon và hiệu quả hon với các hạt bùn nhỏ. Bánh bùn sau khi ép có thể dễ dàng đóng bao và vận chuyển đến bãi chôn lấp để xử lý. Nước từ quá trình ép bùn sẽ chảy về hố bơm để tái xử lý.

Nguyên tắc hoạt động của máy ép bùn băng tải

Bùn loãng được keo tụ, tạo bông nhằm cải thiện khả năng tách nước trước khi đưa vào máy ép bùn băng tải. Bùn sau khi keo tụ được bơm bùn vận chuyến đến băng tải phụ của máy. Tại đây, bùn được phân bố đều trên băng tải. Và dưới tác dụng của trọng lực bùn sẽ được tách nước sơ bộ và nồng độ bùn rắn tăng từ 1 đến 3%. Chiều dài của băng tải phụ từ 1-2m tùy theo thiết kế.

máy ép bùn băng tải

Tiếp theo, bùn được kẹp giữa hai băng tải và được tạo lực nén ép bằng hệ thống rulo quay quanh trục. Nước sẽ được loại dần khi băng tải lần lượt đi qua vùng nén ép áp thấp đến vùng nén ép áp cao. Áp suất nén ép tùy thuộc vào đường kính và mật độ và cách bố trí của các rulo. Đến cuối quá trình nén, bùn đạt độ khô cao với nồng độ chất rắn >25% và thể tích bùn giảm > 10 lần.

Bã sau ép được tách khỏi băng tải bằng hệ thống dao cạo bùn được thiết kế phía cuối máy. Và được rửa sạch bằng hệ thống ống vòi phun cao áp để tiếp tục quá trình tách lọc. Máy ép bùn băng tải chạy tự động và liên tục với hệ thống cân chỉnh băng tải tự động bằng khí nén.

THAM KHẢO : 4 LOẠI MÁY ÉP BÙN THẢI ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT NĂM 2020