Giải pháp cho quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam

Tại Việt Nam, chỉ khoảng 30% nguồn nước là chủ động, còn lại 70% lượng nước phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Hơn nữa, tình trạng sử dụng nước chưa hiệu quả, nguồn nước liên tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Cùng với ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu đã và đang gây sức ép không nhỏ đến đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế. Vậy quản lý tài nguyên nước là gì? Thực trạng quản lý tài nguyên nước ở việt nam? Chính sách, giải pháp nào để phát triển bền vững tài nguyên nước?

tai-nguyen-nuoc

Quản lý tài nguyên nước là gì?

Quản lý tài nguyên nước là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, tổ chức. Quản lý và vận hành cần thiết để quy hoạch, xây dựng các công trình sử dụng nguồn nước . Cũng như thực hiện quản lý nguồn nước của lưu vực sông ( theo Savanije-1997).
Quản lý tài nguyên nước kết hợp các tài nguyên khác. Nhằm tối đa hóa các lợi ích kinh tế xã hội một cách công bằng. Mà không gây hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu.

Thực trạng quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam

Tài nguyên nước bao gồm : nước mặt và nước ngầm.

Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam

Nước mặt

– Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Trong đó có 13 hệ thống sông lớn có diện tích trên 10.000 km2,. Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt khoảng 830 – 840 tỷ m3. Trong đó 60% lượng nước được sản xuất từ nước ngoài. Các sông lớn : Mê Kông ( 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước). Sông Hồng 126.5km3(14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3km3(4,3%), sông Mã, sông Cả…( nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước)
thuc-trang-quan-ly-tai-nguyen-nuoc-mat-o-viet-nam
– Theo khuyến cáo của các chuyên gia. Ngưỡng khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Miền Trung và Tây Nguyên đã và đang khai thác trên 50% lượng dòng chảy. Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên nước.
– Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên cả nước đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Nước ngầm

– Hiện nay trữ lượng cấp nước dưới đất cung cấp từ 35 – 50% tổng lượng nước cấp sinh hoạt đô thị toàn quốc. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn ( trung bình từ 1.800mm – 2.000mm). Nên nguồn nước dưới đất khá phong phú và phân bố rộng rãi khắp nơi.
– Hiện tại tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất toàn quốc đạt trữ lượng 20 triệu m3. Tổng công suất của các nhà máy cấp nước đô thị trên toàn quốc khai thác nguồn nước dưới đất khoảng 1.47 triệu m3/ này. Thực tế hoạt động của các nhà máy chỉ mới khai thác được khoảng 60 – 70% công suất thiết kế.

tru-luong-nuoc-ngam
– Đối với các khu vực đô thị và các thị trấn, thị xã. Hiện có trên 300 nhà máy và các đơn vị cấp nước nhỏ khai thác nước phục vụ cho dân sinh và hoạt động công nghiệp. Các công trình khai thác nước hầu hết là các nước giếng khoan, với lưu lượng khai thác mạnh nhất tập trung ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố HCM.

Thực trạng quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam

– Sử dụng cho nông nghiệp: Bao gồm nước tưới cho hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
– Sử dụng cho sản xuất điện : Tiềm năng thủy điện dồi dào, trữ năng kỹ thuật thủy điện trên toàn lãnh thổ Việt Nam là 72 tỷ Kwh với công suất từ 10mw trở lên, có khoảng 360 vị trí lắp đặt máy, tổng công suất 17.500 MW.

thuc-trang-quan-ly-tai-nguyen-nuoc-o-viet-nam-1
– Sử dụng cung cấp cho sản xuất công nghiệp và dân cư: được xem xét ở hai khu vực là thành thị và nông thôn, tiêu chuẩn định lượng nước cấp cho dân số đô thị còn thấp ( từ 40 – 50 lít/người/1 ngày)
– Tài nguyên nước sử dụng cho giao thông đường thủy : Trong tổng chiều dài 41.900 km sông tự nhiên, giao thông thủy điện đang khai thác 11.226km ( 26%).

Các vấn đề liên quan đến nguồn nước

– Hạn hán : 40% dân số thế giới vùng sa mạc và bán sa mạc. Hậu quả gây khan hiếm nước, cháy rừng, suy giảm đa dạng sinh học, gây xói mòn đất và gây hậu quả xấu cho môi trường
– Lũ lụt : Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long thường bị nhiều bão lũ. Gây hậu quả cho người và của.
– Ngập úng: HCM ( Bình Thạnh, Thủ Đức, quận 12) Hà Nội cùng các vùng nông thôn khác. Gây ách tắc giao thông, chất lượng đất suy thoái.
– Nhiễm mặn : Vùng ven biển ,đồng bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng khá nhiều. Gây mất nguồn nước ngọt, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
– Nhiễm phèn : HCM, Quảng Nam, Quảng Ngãi giếng nhiễm phèn khá nhiều. Thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Tăng giảm lưu lượng và chất lượng nước nguồn : Ô nhiễm Coliform vượt chuẩn, nhiễm photphat, sắt, asen… Làm giảm mạch nước ngầm.
Tình hình chung cho thấy, nguồn nước đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng.

Tham khảo : Biện pháp xử lý nước thải tại nhà đơn giản nhất

Công tác quản lý tài nguyên nước

Trước thực trạng quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam như hiện nay. Việc đưa ra giải pháp để hiện mục tiêu, phương thức quản lý rất cấp bách.

Mục tiêu quản lý tài nguyên nước

– Bảo vệ các chức năng của tài nguyên nước.
– Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước, đất và các tài nguyên sinh thái khác.
– Hạn chế suy thoái và duy trì môi trường nước bền vững cho các thế hệ hiện tại và tương lại.

Nguyên tắc quản lý tài nguyên nước
nguyen-ly-kiem-soat-o-nhiem

– Nước ngọt là tài nguyên hữu hạn không thể thay thế được bằng bất kỳ loại tài nguyên khác, rất thiết yếu để duy trì cuộc sống, phát triển và môi trường.
– Phát triển và bảo vệ tài nguyên nước có sự tham gia của tất cả các thành phần.
– Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước.
– Nước có giá trị kinh tế trong mọi hình thức sử dụng và cần phải được xem như một hàng hóa có giá trị kinh tế

Phương thức quản lý tài nguyên nước

Quản lý theo địa hình hành chính

Là cách quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong phạm vi địa phương theo quy định của Luật.
– Quản lý các kênh rạch
– Thành phần tham gia: thuộc trách nhiệm của bộ máy hành chính các cấp từ trung ương đến địa phương.
– Mang tính chất phát triển kinh tế nhiều hơn

Quản lý theo lưu vực sông

Phương thức quản lý các hoạt động khai thác nguồn nước và các hoạt động dân sinh kinh tế trên một lưu vực sông gọi là quản lý lưu vực sông.
– Quản lý các lưu vực sông lớn.
– Thành phân tham gia có thêm cơ quan quản lý lưu vực sông.
– Đem lại lợi ích kinh tế nhưng vẫn đảm bảo đến tính bền vững của hệ thống môi trường.

Công cụ quản lý tài nguyên nước

Công cụ pháp luật

Luật tài nguyên nước được ban hành. Gồm các quy định pháp luật được chính phủ ban hành và phát triển trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước:
– Đưa ra các thủ tục cho việc cấp phép và cho phép khai thác, sử dụng nước.
– Đưa ra các quy định về trách nhiệm, HT tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên nước.
– Các vấn đề liên quan tới phát triển tài nguyên nước bền vững.

Công cụ kĩ thuật thực trạng quản lý tài nguyên nước ở việt nam

– Hệ thống quan trắc : Giám sát chất lượng nguồn nước. Tạo ra hệ thống dữ liệu nền phục vụ cho công tác quản lý.
– Hệ thống xử lý thông tin : Xử lý các thông tin liên quan đến việc khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên nước. Hỗ trợ nhà quản lý đưa ra quyết định.
– Các mô hình và phần mềm quản lý nguồn nước : Mô hình mô phỏng hệ thống nguồn nước. Mô hình tối ưu hệ thống nguồn nước. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải triệt để trước khi xả ra môi trường.

Công cụ kinh tế

– Thuế môi trường : áp dụng đối tượng là các tổ chức, cá nhân khai thác. Sử dụng nguồn nước ngầm để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Mức thuế là 4000 đồng/m3 0-10% tùy ngành nghề.
– Phí môi trường : áp dụng đối tượng sử dụng nước gây ra nước thải.

  • Nước thải sinh hoạt được tính theo tỉ lệ % trên giá bán của 1m3 nước sạch (<10% chưa VAT).
  • Nước thải công nghiệp phụ thuộc nồng độ các chất ô nhiễm.

Công cụ giáo dục

– Truyền thông cá nhân: Truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua điện thoại, qua thư…
– Truyền thông qua: Báo chí, internet, áp phích, tranh ảnh, poster, phim, chiến dịch, hội diễn, lễ hội…
– Giáo dục: Giáo dục cho các nhà quản lý các cấp, các cán bộ ngành trong cả nước.

Giải pháp cho thực trạng quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam?

Giải pháp cho thực trạng quản lý tài nguyên nước ngầm

Quy định vùng cấm khai thác nước dưới đất

– Vùng có mực nước dưới đất bị hạ thấp vượt quá giới hạn cho phép.
– Vùng có tổng lượng nước dưới đất được khai thác vượt quá trữ lượng có thể khai thác.

– Vùng nằm trong phạm vi khoảng cách không an toàn môi trường đối với các bãi rác thải tập trung. Hay bãi chôn lấp chất thải, nghĩa trang và các nguồn nước thải, chất thải nguy hại khác.
– Vùng bị sụt lún đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn. Hay ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng do khai thác dưới đất gây ra.

Hạn chế xây dựng mới công trình khai khác nước dưới đất

– Vùng có mực nước ngầm bị suy giảm liên tục và hạ thấp gần tới giới hạn cho phép
– Vùng có tổng lượng nước khai thác gần đạt tới trữ lượng có thể khai thác.
– Vùng nằm trong các đô thị, nông thôn, cụm công nghiệp tập trung, làng nghề đã có hệ thống cấp nước tập trung.quy-dinh-vung-cam-khai-thac-nuoc-ngam-DN
– Vùng có nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm hoặc có dấu hiệu ô nhiễm. Nhưng chưa có giải pháp công nghệ xử lý bảo đảm chất lượng.

Giải pháp cho thực trạng quản lý tài nguyên nước mặt

– Nghiên cứu, điều chỉnh quy hoạch môi trường nguồn nước mặt lưu vực sông và vùng hạ lưu.
– Tăng cường kiểm soát hệ thống chất thải, khuyến khích các dự án sản xuất nông nghiệp sạch.
– Thường xuyên tổ chức các đợt thanh tra định kỳ các điểm nóng về ô nhiễm môi trường
– Duy trì mạng lưới quan trắc nước mặt và nâng cao năng lực quan trắc môi trường trên địa bàn.

Nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng tài nguyên nước

Chủ động phòng chống suy thoái cạn kiệt nguồn nước và giảm thiểu ô nhiễm tác hại, khắc phục hậu quả do nước gây ra
Phối hợp với các ngành, chức năng tăng cường công tác quản lý, chống thật thoát, lãng phí tài nguyên nước từ các công trình khai thác, sử dụng nước đặc biệt là các công trình thủy lợi và cấp nước tập trung.

Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo vệ môi trường

– Điều tra xác định khoanh vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước.
– Điều tra nghiên cứu, đánh giá mức độ bị tổn thương gây ra bởi các vấn đề liên quan đến nguồn nước cộng đồng.
– Tăng cường giám sát, xây dựng mạng quan trắc tự động các nguồn thải. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp
– Áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án thu gom & xử lý bùn thải, chất thải.
– Đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải bênh viện.