Phân loại, vận chuyển và xử lý bùn thải bệnh viện tại Hà Nội

Với đặc điểm & tính chất của nước thải bệnh viện, bùn thải bệnh viện tại Hà Nội mà vấn đề thu gom, vận chuyển & xử lý bùn thải gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các bệnh viện, cơ sở y tế đều không có khả năng giải quyết mà phải thuê đơn vị bên ngoài làm. Một trong số ít đơn vị thu gom, vận chuyển & xử lý bùn thải bệnh viện tại Hà Nội an toàn & chất lượng nhất đó là Công ty Dịch Vụ Vệ Sinh Môi Trường Số 1 Tại Hà Nội.

Đặc điểm & phân loại bùn thải bệnh viện tại Hà Nội

Hiện nay, trên cả nước có gần 13.511 cơ sở y tế. Bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh thuộc các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành và bệnh viện tư nhân. Theo Bộ Y tế, năm 2015, tổng lượng nước thải bệnh viện trên toàn quốc khoảng 300.000 m3/ngày. Với việc xử lý nước thải y tế đã hình thành nên 3 loại bùn thải, đó là bùn từ bể tự hoại; bùn từ các công trình/hệ thống xử lý nước thải tập trung; bùn từ các công trình, thiết bị xử lý sơ bộ nước thải có nguồn gốc:

bùn thải y tế

Nguồn gốc bùn thải bệnh viện

Bùn từ bể tự hoại được lưu giữ lâu năm trong các bể tự hoại tại các khu vệ sinh bệnh viện

Bùn được hút bằng các bơm hút do các công ty môi trường thực hiện. Phần chất rắn trong bùn thải bể tự hoại là 660 g/kg. Tỉ trọng điển hình của bùn thải bể tự hoại là 1,4 – 1,5 T/m3. Độ ẩm W = 90 – 95%. Đặc điểm, thành phần và tính chất của bùn cơ bản giống như bùn bể tự hoại các khu dân cư và công trình công cộng khác.

Bùn từ các công trình/hệ thống XLNT tập trung của bệnh viện

Loại bùn thải này có khối lượng lớn, thành phần hữu cơ cao, tương tự như bùn thải nhà máy XLNT đô thị. Tùy thuộc vào công nghệ xử lý sinh học nước thải mà số lượng và đặc điểm bùn thải có thể khác nhau. Bùn trong nước thải có thể tích tụ trên đường cống hoặc hố ga hệ thống thu gom nước thải. Loại bùn thải này thường được nạo vét khi cần phải thông tắc đường cống thoát nước.

Bùn từ các công trình, thiết bị xử lý sơ bộ nước thải

Đây là bùn thải từ quá trình xử lý các loại nước thải đặc thù như nước thải dược phẩm, xét nghiệm, xạ trị…

Phần lớn, các loại bùn thải này chứa kim loại nặng hoặc các chất hữu cơ bền sinh học. Nên nồng độ các chất độc hại có thể vượt ngưỡng của QCVN 50:2013/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước. Tuy nhiên, trong các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế, số lượng bùn thải độc hại này không nhiều.

Phân loại bùn thải bệnh viện

Từ nguồn gốc cùng với thành phần và tính chất của từng loại nước thải trong bệnh viện. Bùn thải được phân thành hai nhóm chính là bùn thải không nguy hại và bùn thải nguy hại.

phân loại bùn thải y tế

Bùn thải không nguy hại

Đây là bùn bể tự hoại và bùn thải hệ thống XLNT tập trung của bệnh viện. Với thành phần chủ yếu gần giống bùn thải của nước thải đô thị. Tuy nhiên số lượng các vi sinh vật gây bệnh nhiều hơn. Nên nguy cơ phát tán bệnh dịch từ loại bùn thải này cao hơn nhiều so với bùn thải thoát nước đô thị. Bùn thải không nguy hại của hệ thống thoát nước thải bệnh viện được ổn định. Và làm khô theo các phương pháp và công nghệ truyền thống. Trước khi vận chuyển ra bên ngoài để xử lý tiếp tục hoặc tái sử dụng. Loại bùn thải này cần thiết phải khử trùng đáp ứng các quy định về mặt vệ sinh của Tổ chức Y tế thế giới về bùn thải.

Bùn thải nguy hại

Nhóm bùn thải nguy hại hình thành trong quá trình xử lý sơ bộ bằng các phương pháp hóa học/hóa lý. Đối với các dòng nước thải, chất thải lỏng từ các phòng xét nghiệm, khoa ung bướu, pha chế thuốc và dược phẩm…

Bùn thải sau quá trình xử lý các dòng nước thải. Đặc biệt bằng các phương pháp hóa học và hóa lý phải được kiểm soát. Như là các chất thải nguy hại theo các quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại và Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT về quản lý chất thải y tế.

THAM KHẢO : Phân loại & nguồn gốc chất thải y tế nguy hại

Quy định vận chuyển & xử lý bùn thải y tế

Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015. Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành. Thông tư liên tịch quy định về quản lý chất thải y tế.

1. Đơn vị vận chuyển chất thải, bùn thải y tế

Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý phải thực hiện bằng các hình thức sau:

Thuê đơn vị chuyên vận chuyển & xử lý bùn thải y tế có giấy phép hành nghề

Cơ sở y tế trong cụm thuê đơn vị bên ngoài có giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Đối với chủ xử lý chất thải nguy hại. Chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại tham gia vận chuyển chất thải y tế trong cụm. Nhưng nằm ngoài phạm vi của giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT;

Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển

Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị khác không thuộc đối tượng. Để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm phải đáp ứng các quy định tại Khoản 2, 3 và Khoản 4. Điều này và phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Tại kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.

2. Phương tiện vận chuyển

Cơ sở y tế, đơn vị được thuê vận chuyển chất thải y tế nguy hại sử dụng xe thùng kín. Hoặc xe bảo ôn chuyên dụng để vận chuyển hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác. Để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Nhưng phải đáp ứng yêu cầu tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

xe vận chuyển bùn thải y tế

3. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế

Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm. Không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
  • Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định. Với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải;
  • Được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển. Và bảo đảm không bị rơi, đổ trong quá trình vận chuyển chất thải.

4. Đóng kín trước khi vận chuyển

Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín. Bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển.

đóng kín trước khi vận chuyển bùn thải

5. Xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố

Trong quá trình vận chuyển chất thải y tế từ cơ sở y tế về cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm. Khi xảy ra tràn đổ, cháy, nổ chất thải y tế hoặc các sự cố khác. Phải thực hiện ngay các biện pháp ứng phó. Khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Vận chuyển & xử lý bùn thải y tế để xử lý theo mô hình tập trung

  • Vận chuyển chất thải nguy hại không lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
  • Vận chuyển chất thải lây nhiễm: thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này và phải đáp ứng các yêu cầu sau:
    • Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các bao bì, dụng cụ kín. Bảo đảm không bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển;
    • Thùng của phương tiện chuyên dụng để vận chuyển chất thải lây nhiễm là loại thùng kín hoặc thùng được bảo ôn;
    • Đối với các khu vực không sử dụng được phương tiện vận chuyển chuyên dụng để vận chuyển chất thải y tế nguy hại.
  • Vận chuyển chất thải y tế thông thường thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý chất thải thông thường.

Điều 13. Xử lý chất thải y tế nguy hại

  • Chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
  • Ưu tiên lựa chọn các công nghệ không đốt, thân thiện với môi trường. Và bảo đảm xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường do Bộ trưởng Bộ TNMT ban hành.
  • Hình thức xử lý chất thải y tế nguy hại theo thứ tự ưu tiên sau:
    • Xử lý tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung. Hoặc tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế;
    • Bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Vấn đề vận chuyển & xử lý bùn thải y tế tại Hà Nội

Hiện nay, quá trình quản lý bùn thải tại các cơ sở y tế gặp nhiều khó khăn.

Sử dụng hóa chất để loại bỏ thành phần độc hại là rất khó

Theo nhận định của các chuyên gia về xử lý nước thải. Việc đưa hypoclorid, cloramin, clorua vôi…để diệt các mầm bệnh dịch trong bùn thải trước khi vận chuyển đi xử lý. Hoặc tái sử dụng có thể hình thành nên các hợp chất hữu cơ clo trong bùn thải.

Tuy nhiên do đặc điểm của nước thải bệnh viện, bùn thải bệnh viện. Bùn thải bể tự hoại từ các khu vệ sinh trong bệnh viện. Thường có thành phần VSS cao với tỉ lệ BOD5:COD lớn. Nên ít tìm thấy thành phần AOX hoặc các hợp chất hữu cơ clo khác trong bùn thải các trạm xử lý nước thải bệnh viện. Vì vậy khả năng các thành phần nguy hại hữu cơ Htc (ppm). Và Ctc (mg/l) như trong bản 3 của QCVN 07:2009/BTNMT là hạn chế.

Không đủ kinh phí và điều kiện phân tích tất cả các thành phần chất ô nhiễm có trong bùn thải

Để đánh giá có vượt ngưỡng QCVN 07:2009/BTNMT hay không. Nên vẫn đang quản lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải như chất thải nguy hại và ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển & xử lý bùn thải. Điều này đã gây ra những khó khăn cho các bệnh viện trong việc tìm kiếm đơn vị có chức năng để xử lý. Và bố trí nguồn kinh phí chi trả cho việc thuê xử lý như đối với chất thải nguy hại.

phân tích thành phần trong bùn thải

Vì vậy, để làm rõ về một loại chất thải đặc thù cần thiết. Có một quy định riêng cho bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải y tế phù hợp. Để thuận tiện cho công tác quản lý. Và đặc biệt giảm đáng kể chi phí xã hội cho hoạt động quan trắc chất thải này. Nhất là chi phí từ các đơn vị công ích.